Tỷ lệ mắc viêm phế quản mãn tính ngày càng tăng cao do tác động từ môi trường và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Đây là bệnh lý mãn tính nguy hiểm, gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó khi bị bệnh, người bệnh thường băn khoăn về phương pháp điều trị, giảm biến chứng của bệnh. Vậy viêm phế quản mãn tính có chữa được không? Làm thế nào để giảm biến chứng cho người bệnh. Cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Tổng quan về bệnh viêm phế quản mãn tính
Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc ống phế quản bị viêm trong một thời gian dài, tái đi tái lại nhiều lần kèm theo các triệu chứng ho, khạc đờm, đau tức ngực, khó thở, mệt mỏi,… Bệnh viêm phế quản mãn tính nếu không được điều trị có thể gây ra biến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Viêm phế quản mãn tính có tỷ lệ mắc cao ở những người thường xuyên hút thuốc lá chủ động hoặc bị động, hoặc những người thường xuyên phải làm việc, sinh sống trong môi trường có nguồn không khí độc hại; người cao tuổi có tiền sử mắc các bệnh hô hấp khác; người có sức đề kháng yếu, suy giảm hệ miễn dịch.
Tùy vào từng trường hợp, biểu hiện của bệnh viêm phế quản mạn tính là khác nhau. Thông thường người bệnh sẽ có triệu chứng ho dai dẳng kéo dài từ 3 tuần – vài tháng; cổ họng có nhiều đờm nhầy, lượng đờm sẽ tăng dần theo thời gian dẫn đến hiện tượng thở khò khè, thở rít. Ở một số bệnh nhân còn xuất hiện triệu chứng khó thở, tức ngực,…
2. Viêm phế quản mãn tính có chữa được không?
Theo các chuyên gia Y tế, bệnh viêm phế quản mãn tính có chữa được không còn phụ thuộc vào giai đoạn và tình trạng tiến triển của bệnh, sức khỏe của bệnh nhân và phác đồ điều trị phù hợp.
Bệnh viêm phế quản mãn tính có thể chữa được nếu ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ xuất hiện triệu chứng ho, đờm kéo dài, đờm không có mủ. Bệnh viêm phế quản mãn tính ở giai đoạn đầu, thường sẽ chữa trị bằng cách tác động tới nguyên nhân gây bệnh và chữa theo triệu chứng của bệnh.
Viêm phế quản mãn tính nếu tiến triển ở giai đoạn nặng hơn, đờm đặc có mủ kèm theo triệu chứng tức ngực, khó thở thì rất khó có thể điều trị dứt điểm, các phương pháp điều trị sẽ chỉ có thể kiểm soát được tình trạng bệnh giúp bệnh không diễn tiến nặng hơn, giảm thiểu các biến chứng.
3. Cách chữa viêm phế quản mãn tính
Điều trị viêm phế quản mãn tính phụ thuộc nhiều vào giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Chữa viêm phế quản mãn tính cần sự kiên trì. Cách chữa là tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp việc chăm sóc, thay đổi thói quen sinh hoạt của người bệnh.
Tham khảo thêm về các cách trị viêm phế quản mãn tính:
3.1. Hạn chế các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể
Ở giai đoạn đầu, bệnh viêm phế quản mãn tính có thể điều trị khỏi nếu nguyên nhân gây bệnh là do khói thuốc lá hoặc khói bụi, môi trường ô nhiễm và các triệu chứng ho, đờm ở mức độ nhẹ. Người bệnh cần hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể bằng cách:
- Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào. Hạn chế tiếp xúc với người hút thuốc.
- Tránh xa môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, giữ môi trường sống luôn trong sạch, thông thoáng.
- Luôn đeo khẩu trang ở nơi có không khí bị ô nhiễm, nhiều khói bụi, nơi công cộng.
- Sử dụng các loại thảo dược hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe để tăng cường đề kháng cho hệ hô hấp.
3.2. Chữa viêm phế quản mãn tính bằng điều trị nội khoa
Phương pháp điều trị nội khoa thường sẽ sử dụng các loại thuốc như thuốc giãn phế quản, thuốc chống viêm để điều trị triệu chứng cho người bệnh:
- Thuốc giãn phế quản: Chỉ sử dụng khi người bệnh có triệu chứng khó thở và có chỉ định của bác sĩ. Thuốc giãn phế quản thường dùng dưới dạng thuốc phun hít giúp làm thông thoáng đường thở để bệnh nhân có thể thở dễ dàng hơn.
- Thuốc chống viêm: Sử dụng thuốc chống viêm cho người bệnh viêm phế quản mãn tính sẽ giúp làm giảm viêm niêm mạc ống phế quản, giảm sưng tấy đường thở, bệnh nhân dễ thở hơn.
3.3. Liệu pháp oxy
Liệu pháp oxy được chỉ định dùng cho những người bệnh viêm phế quản mãn tính bước sang giai đoạn nặng hơn như trong tình trạng suy hô hấp cấp, nồng độ oxy trong máu ở mức thấp,…
3.4. Phương pháp phẫu thuật
Khi điều trị nội khoa và liệu pháp oxy không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể phải làm một số phẫu thuật cần thiết như ghép phổi hoặc phẫu thuật thu nhỏ phổi để loại bỏ các tổn thương. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Bên cạnh các phương pháp chữa viêm phế quản mãn tính kể trên, người bệnh cần chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng để cơ thể tạo kháng thể tự nhiên chống lại bệnh.
Qua đây, chắc hẳn bạn cũng đã tìm được câu trả lời về “Bệnh viêm phế quản mãn tính có chữa được không?”. Để biết thêm về bệnh viêm phế quản, bạn có thể tham khảo thêm tại website: bophenamha.vn.
Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân cần đến khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.