Viêm phế quản là bệnh xảy ra khi niêm mạc ống phế quản bị viêm do vi khuẩn, virus hoặc khói bụi, môi trường ô nhiễm gây ra. Khi bị mắc viêm phế quản, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như ho, sốt, ho đờm, đau rát họng… làm ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống hàng ngày. Để giúp cho bệnh nhanh giảm thì các bạn hãy tham khảo và áp dụng những cách trị viêm phế quản hiệu quả sau đây.
Mục lục
1. Những cách trị viêm phế quản thông dụng
Khi bị viêm phế quản thì các bạn phải nhanh chóng chữa trị để tránh cho bệnh chuyển sang sang giai đoạn mãn tính sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, khó điều trị hơn. Hiện nay, có rất nhiều cách trị viêm phế quản khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như sức khỏe bệnh nhân.
1.1. Cách trị viêm phế quản bằng thuốc Tây
Ở thời điểm hiện tại thì sử dụng thuốc Tây y là phương pháp chữa viêm phế quản được nhiều người lựa chọn nhất. Bởi vì nó có hiệu quả nhanh chóng, giúp người bệnh không còn thấy khó chịu và còn dễ dàng áp dụng. Tuy nhiên, nhược điểm của cách trị viêm phế quản bằng thuốc Tây là thuốc có thể gây ra tác dụng phụ và nếu lạm dụng thì sẽ xảy ra tình trạng bị nhờn thuốc, gây nhiều bất lợi cho sức khỏe.

Cho nên, khi dùng thuốc Tây để trị thì bệnh nhân phải uống theo đơn thuốc của bác sĩ với liều lượng quy định cụ thể. Cách trị viêm phế quản bằng thuốc Tây thường sử dụng các loại thuốc gồm:
- Thuốc kháng sinh: Penicillin, Benzylpenicillin, Streptomycin, Clarithromycin, Erythromycin, Cephalexin: Cefixim, Cefaclor… được chỉ định cho các bệnh nhân viêm phế quản cấp do vi khuẩn.
- Thuốc làm long đờm: có công dụng làm lỏng đờm, giúp người bệnh dễ dàng đẩy đờm ra khỏi cổ họng.
- Thuốc gây loãng dịch Natri Benzoat, Terpin Hydrat: thường được chỉ định dùng cho trẻ em với liều lượng được quy định rõ ràng.
- Thuốc có tác dụng khử lưu huỳnh Acetylcystein, Carbocystein…: Thường chỉ định cho những người bị viêm phế quản nặng, có đờm tắc nghẽn ở cổ họng và gây ra hiện tượng khó thở, tức ngực.
- Thuốc giảm ho Codepect, Codein, Neo Codion, Atussin, Dextromethorphan, Rhumenol…: Chỉ định khi bệnh nhân có triệu chứng ho gây co thắt, ho khó thở để giảm ho.

1.2. Cách trị viêm phế quản bằng Đông y
Trong những trường hợp người bệnh viêm phế quản mới xuất hiện và tình trạng bệnh nhẹ thì cách trị viêm phế quản được ưu tiên hàng đầu đó là dùng thuốc Đông y hoặc các bài thuốc dân gian. Một số bài thuốc đã được khoa học chứng minh là có hiệu lực trong việc điều trị viêm phế quản cực kỳ tốt. Tuy rằng hiệu quả không nhanh bằng thuốc Tây y nhưng lại rất an toàn với người bệnh khi thuốc Đông y không gây tác dụng phụ. Hơn nữa, thuốc không chỉ có công dụng đẩy lùi bệnh phế quản mà còn hỗ trợ bệnh nhân tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch cho cơ thể rất tốt.

Các bài thuốc trị viêm phế quản bằng Đông y cần được lương y thăm khám trước khi kê thuốc. Khi uống thuốc Đông y thì chúng ta phải kiên trì uống đều đặn mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
2. Lưu ý khi áp dụng cách trị viêm phế quản
Trong quá trình điều trị viêm phế quản thì chúng ta cần đảm bảo mục tiêu là giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở và giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Theo đó thì nguyên tắc trị điều trị bệnh viêm phế quản là:
- Nên kết hợp điều trị cùng lúc cả triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc để tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe mà bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ khiến cho bệnh tiến triển nặng thêm như: môi trường nhiều khói bụi, ẩm mốc, hóa chất, khói thuốc lá…
- Kết hợp việc điều trị và chăm sóc khoa học như thường xuyên vệ sinh vùng cổ họng và mũi, xây dựng chế độ ăn uống và vận động cơ thể hợp lý để bệnh nhanh khỏi hơn.
Trên đây là những cách trị viêm phế quản có hiệu quả cao và được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mình mà người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Chúc bạn nhanh chóng khỏi bệnh nhé!