Viêm họng hạt ở lưỡi không chỉ gây cảm giác khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà nếu không được điều trị dứt điểm còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy viêm họng hạt ở lưỡi uống thuốc gì để nhanh khỏi và ít tác dụng phụ. Cùng xem ngay bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Tổng quan về bệnh viêm họng hạt ở lưỡi
Viêm họng hạt ở lưỡi là một dạng của bệnh viêm họng mãn tính. Khi bị bệnh, người bệnh sẽ thấy xuất hiện tình trạng nổi hạt với kích thước khác nhau ở đáy lưỡi, cuống lưỡi hoặc V lưỡi, niêm mạc họng kèm triệu chứng đau nhức khoang miệng, hôi miệng, khô họng, cổ họng luôn cảm thấy bị vướng, đau khi nói chuyện hoặc nuốt nước bọt.
Viêm họng hạt ở lưỡi chủ yếu do vi khuẩn, virus xâm nhập vào đường mũi họng, phát triển và tấn công gây bệnh khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu. Ngoài ra bệnh còn hình thành do có tiền sử mắc bệnh viêm xoang, viêm dạ dày, viêm amidan, trào ngược thực quản hoặc do người bệnh không thường xuyên vệ sinh răng miệng khiến virus, vi khuẩn phát triển mạnh, gây bệnh.
Viêm họng hạt ở lưỡi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Đặc biệt nếu để lâu ngày không điều trị, tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn, hạt lan nhanh xuống amidan, phế quản, thanh quản, khí quản gây các biến chứng nguy hiểm. Do đó khi bị viêm họng hạt ở lưỡi, người bệnh cần đi khám và sử dụng thuốc hoặc các biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Vậy viêm họng hạt ở lưỡi uống thuốc gì?
2. Viêm họng hạt ở lưỡi uống thuốc gì?
Viêm họng hạt ở lưỡi nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt. Người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp.
Bên cạnh đó, người bệnh viêm họng hạt ở lưỡi cũng có thể sử dụng một số loại thuốc giúp giảm triệu chứng của bệnh. Vậy viêm họng hạt ở lưỡi uống thuốc gì?
3.1. Viêm họng hạt ở lưỡi sử dụng thuốc Tây để điều trị
Thuốc tân dược được các bác sĩ chỉ định để điều trị viêm họng hạt ở lưỡi cho hiệu quả nhanh chóng nếu người bệnh tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị. Các loại thuốc tân dược thường được chỉ định để điều trị cho người bệnh viêm họng hạt ở lưỡi bao gồm:
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh được chỉ định sử dụng cho người bệnh viêm họng hạt ở lưỡi do vi khuẩn gây ra. Tùy vào tình trạng bệnh và sức khỏe của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc và liều lượng phù hợp. Các loại thuốc kháng sinh được sử dụng: Beta Lactam, Macrolid,… giúp ức chế sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Thuốc kháng viêm
Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm: Prednisolon, Betamethason,… giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm, sưng, nóng đỏ, giảm đau vùng miệng và cổ họng cho người bệnh.
Thuốc kháng viêm còn được chỉ định sử dụng khi bệnh diễn biến trong thời gian dài, có dấu hiệu lây lan sang các vùng khác gây bệnh viêm amidan, viêm phế quản, viêm thanh quản,…
Thuốc giảm đau, hạ sốt
Thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng khi người bệnh có triệu chứng sốt trên 38,5 độ C, đau rát vòm họng dẫn đến tình trạng khó nuốt, không ăn uống được. Khi người bệnh bị sốt trên 38,5 độ C sẽ được chỉ định dùng Paracetamol hoặc Ibuprofen với liều lượng phù hợp để hạ sốt.
Thuốc ho, long đờm
Nếu người bệnh viêm họng hạt ở lưỡi bị ho nhiều, đặc biệt ho nhiều về đêm dẫn đến mất ngủ thường sẽ được chỉ định dùng thêm thuốc ho để giảm triệu chứng.
Viêm họng hạt ở lưỡi uống thuốc Tây sẽ thấy có tác dụng nhanh tuy nhiên người bệnh có thể sẽ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như nôn mửa, đau đầu,…, tác động đến gan, thận, dạ dày,… Nếu lạm dụng hay tự ý sử dụng còn gây nhờn thuốc, khó khăn trong điều trị sau này. Chính vì vậy sử dụng thuốc Tây để điều trị viêm họng hạt ở lưỡi cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý mua thuốc uống.
3.2. Viêm họng hạt ở lưỡi uống thuốc từ thảo dược tự nhiên
Ngoài các loại thuốc tân dược, người bệnh viêm họng hạt ở lưỡi có thể sử dụng một số bài thuốc từ các loại thảo dược tự nhiên để cải thiện triệu chứng của bệnh. Những bài thuốc này phù hợp với người bệnh ở thể nhẹ, có tính an toàn cao, ít gây tác dụng phụ.
Viêm họng hạt ở lưỡi uống quất hấp mật ong
Mật ong được ví như một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng rất tốt để trị viêm, sát khuẩn, diệt trùng. Kết hợp mật ong với quất sẽ giúp người bệnh viêm họng hạt ở lưỡi dịu cảm giác đau họng, giảm sưng viêm, giảm khô, rát cổ họng, đẩy nhanh quá trình phục hồi các tổn thương bên trong niêm mạc họng.
Cách làm quất ngâm mật ong cho người bệnh viêm họng hạt ở lưỡi:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 3 – 5 quả quất tươi, 3 thìa mật ong, muối tinh.
- Bước 1: Rửa sạch quất, sau đó ngâm với muối tinh khoảng 5 phút rồi vớt ra để ráo nước.
- Bước 2: Cắt quất làm đôi sau đó cho quất vào bát cùng mật ong rồi đem hấp cách thủy khoảng 20 phút ở lửa nhỏ.
- Bước 3: Sau 20 phút, tắt bếp đợi hỗn hợp còn hơi ấm thì chắt lấy nước uống ngày 2 lần, mỗi lần 2 thìa cafe. Có thể dùng phần xác quất để ngậm trong ngày. Uống liên tục từ 3 – 5 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Bên cạnh đó, thay vì phải hấp quất mật ong hàng ngày, bạn có thể làm quất ngâm mật ong rồi dùng dần mỗi khi bị viêm họng hạt ở lưỡi hoặc bị các bệnh về đường hô hấp khác. Xem thêm về cách làm quất ngâm mật ong tại bài viết: Quất ngâm mật ong trị ho
Viêm họng hạt ở lưỡi uống chanh và đường phèn
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chanh có hàm lượng vitamin C rất cao, có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Khi kết hợp với đường phèn sẽ giúp làm dịu đi các cơn đau vùng cổ họng, giảm triệu chứng ho, đau họng khi bị viêm họng hạt ở lưỡi.
Cách làm:
- Chuẩn bị 1 quả chanh, 1 muỗng canh đường phèn.
- Cắt chanh thành nhiều lát mỏng cho vào 50ml nước sôi cùng với đường phèn, ngâm khoảng 5 phút cho đường tan là có thể uống được luôn. Mỗi ngày uống 1 cốc nước chanh đường phèn, uống trong khoảng 3 – 5 ngày sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm.
3.3. Viêm họng hạt ở lưỡi uống thuốc Đông y
Ngoài 2 nhóm thuốc kể trên, viêm họng hạt ở lưỡi có thể uống thuốc Đông y để điều trị bệnh. Phương pháp Đông y tuy hiệu quả không nhanh bằng Tây y, tuy nhiên ít gây tác dụng phụ, tránh tình trạng bị nhờn thuốc. Một số bài thuốc thường được sử dụng:
- Bài thuốc 1: Sắc thang thuốc gồm: 16g kinh giới, mỗi loại 8g như bạc hà, tang bạch bì, cỏ nhọ nồi, mỗi thứ 12g huyền sâm, kim ngân, sinh địa, xạ can. Uống 2 lần/ ngày, uống khi bụng đói.
- Bài thuốc 2: Sắc thang thuốc gồm mỗi loại 12g kinh giới, sinh địa, cương tàm, liên kiều, huyền sâm, ngưu bàng tử, cùng với 6g bạc hà, 4g cam thảo, 4g cát cánh, 20g kim ngân. Sắc nước từ 5 phần còn 2 phần, uống mỗi ngày 2 lần khi bụng đói.
Hai bài thuốc trên chỉ là bài thuốc tham khảo. Khi bị viêm họng hạt ở lưỡi, nếu muốn uống thuốc Đông y, người bệnh cần chọn địa điểm thăm khám Đông y uy tín để điều trị.
3. Viêm họng hạt ở lưỡi uống thuốc cần lưu ý gì?
Viêm họng hạt ở lưỡi là chứng bệnh nguy hiểm của viêm họng. Khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh tránh tình trạng nhờn thuốc, ảnh hưởng đến sức khỏe. Để điều trị bệnh viêm họng hạt ở lưỡi, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp.
Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, Đông y hay Tây y, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài uống thuốc, người bệnh viêm họng hạt ở lưỡi cần chú ý dùng nước súc miệng để vệ sinh mũi họng hàng ngày giúp loại bỏ vi khuẩn, virus gây bệnh.
Hy vọng với các thông tin trên đây, người bệnh đã tìm được câu trả lời viêm họng hạt ở lưỡi uống thuốc gì. Tất cả các thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và chữa trị. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để trị bệnh, người bệnh cần đi khám để được kê đơn điều trị.