Viêm họng hạt ở lưỡi gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh trong sinh hoạt. Thậm chí nếu không điều trị đúng bệnh còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Vậy cách trị viêm họng hạt ở lưỡi như thế nào? Xem ngay bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Biến chứng nguy hiểm khi bị viêm họng hạt ở lưỡi
Bệnh viêm họng hạt ở lưỡi hình thành do các tế bào lympho bị sưng lên do phải hoạt động quá mức nhằm tiêu diệt các tác nhân gây bệnh tấn công vào niêm mạc vùng lưỡi và hầ họng. Các tế bào lympho sưng lên thành các hạt màu hồng hoặc đỏ kích thước khác nhau tại cuống lưỡi, đáy lưỡi hoặc V lưỡi gây triệu chứng đau rát cổ họng, khô họng, khó nuốt, vướng họng,…
Bệnh viêm họng hạt ở lưỡi nếu không nhận biết và điều trị sớm có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh. Các biến chứng nguy hiểm nếu không có cách trị viêm họng hạt ở lưỡi phù hợp:
- Nếu không được điều trị, bệnh viêm họng hạt ở lưỡi có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây khó khăn trong điều trị sau này. Nặng hơn, tình trạng viêm còn có thể lan sang các vị trí khác như phế quản, khí quản,…, thậm chí còn bị áp xe thành họng, viêm amidan,…
- Không có cách trị viêm họng hạt ở lưỡi phù hợp, người bệnh diễn tiến nặng hơn có thể gặp nhiều biến chứng trên toàn cơ thể như biến chứng thấp khớp, các bệnh lý tim mạch hay nguy hiểm hơn là bị ung thư vòm họng.
Không điều trị kịp thời, viêm họng hạt ở lưỡi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Do đó khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán và có cách trị viêm họng hạt ở lưỡi kịp thời.
2. Cách trị viêm họng hạt ở lưỡi hiệu quả
Bệnh viêm họng hạt ở lưỡi được chẩn đoán thông qua các biểu hiện lâm sàng và một số xét nghiệm cần thiết. Sau đó các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng tình trạng bệnh và thể trạng của bệnh nhân.
Tùy theo kết quả chẩn đoán về tác nhân gây bệnh, tình trạng viêm nhiễm mà bác sĩ sẽ đưa ra cách hướng điều trị phù hợp.
2.1. Cách trị viêm họng hạt ở lưỡi theo Tây y
Thông thường, bệnh viêm họng hạt ở lưỡi nếu do virus gây ra có thể tự khỏi sau khoảng 5 – 7 ngày chỉ cần người bệnh thường xuyên vệ sinh răng miệng, sóc họng miệng bằng nước muối sinh lý và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Trong thời gian bị bệnh, nếu bệnh nhân có các triệu chứng đi kèm như sốt trên 38,5 độ C sẽ được chỉ định sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol hoặc ibuprofen để hạ nhiệt. Một số loại thuốc kháng viêm như alphachymotrypsin, prednisolone,.. được sử dụng để giảm tình trạng viêm niêm mạc vùng lưỡi, họng.
Nếu tác nhân gây bệnh viêm họng hạt ở lưỡi là do vi khuẩn, thường các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Người bệnh cần tuân thủ sử dụng các loại kháng sinh theo phác đồ kê đơn điều trị của bác sĩ. Không tự ý ngừng sử dụng thuốc nếu chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Ngoài ra nếu nguyên nhân do nấm gây ra, cách trị viêm họng hạt ở lưỡi là sử dụng thuốc chống nấm.
Xem thêm về các loại thuốc trị viêm họng hạt ở lưỡi trong bài viết: Viêm họng hạt ở lưỡi uống thuốc gì?
2.2. Cách trị viêm họng hạt ở lưỡi bằng nước muối ấm
Nước muối ấm rất tốt cho những người đang bị các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là đối với bệnh nhân viêm họng hạt ở lưỡi.
- Nước muối ấm có tác dụng làm dịu niêm mạc vùng lưỡi họng, giảm tình trạng sưng đau cổ họng.
- Cách trị viêm họng hạt ở lưỡi bằng nước muối ấm còn làm ức chế virus, vi khuẩn gây bệnh, hạn chế tình trạng các ổ viêm lan xuống các bộ phận khác của hệ hô hấp.
- Với những bệnh nhân xuất hiện triệu chứng ho, đờm trong cổ, súc họng nước muối ấm còn giúp làm loãng đờm, cải thiện triệu chứng ho, đau rát ở cổ họng.
Khi bị viêm họng hạt ở lưỡi, người bệnh chỉ cần chuẩn bị ½ thìa muối hạt hòa chung với 300ml nước lọc ấm, súc miệng, khò họng từ 1 – 3 phút rồi nhổ ra. Súc miệng liên tục cho đến hết, ngày làm 2 – 3 lần sẽ thấy bệnh thuyên giảm trong khoảng 5 – 7 ngày.
2.3. Cách trị viêm họng hạt ở lưỡi bằng mật ong và chanh
Mật ong và chanh là 2 nguyên liệu được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là rất hiệu quả đối với người bị viêm họng hạt ở lưỡi. Cách trị viêm họng hạt ở lưỡi bằng mật ong chanh có tác dụng:
- Làm dịu các cơn đau rát cổ họng, ngứa họng.
- Mật ong có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn, chống viêm như một loại kháng sinh tự nhiên, ngăn không cho các mô lympho sưng lên tạo thành hạt, giảm tình trạng viêm lây lan sang các bộ phận khác.
Khi bị viêm họng hạt ở lưỡi, người bệnh chỉ cần pha 1 thìa cafe mật ong vào 1 ly nước lọc ấm, vắt thêm nửa quả chanh và uống ngày 2 lần vào buổi sáng và tối sẽ thấy triệu chứng đau rát họng thuyên giảm. Đối với trẻ nhỏ bị viêm họng hạt ở lưỡi, có thể thay thế mật ong bằng đường phèn.
2.4. Cách trị viêm họng hạt ở lưỡi bằng gừng
Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm rất tốt cho những người đang bị ho, viêm họng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng có chứa lượng lớn hợp chất Gingerol có tác dụng kháng virus RSV, chống oxy hóa và kháng viêm hiệu quả giúp cải thiện tình trạng sưng, viêm niễm mạc vùng lưỡi và cuống họng.
Gừng tươi còn có tác dụng làm ấm cổ họng, giảm tình trạng đau rát, giảm ho cho người bệnh.
Cách trị viêm họng hạt ở lưỡi bằng gừng:
- Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, rửa sạch rồi thái thành các lát mỏng.
- Mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy, ngậm 1 – 2 lát gừng, có thể nhai trực tiếp để lấy hết được tinh dầu gừng thẩm thấu vào niêm mạc vùng lưỡi và họng. Phần còn lại không dùng hết có thể cho vào hộp cất vào tủ lạnh dùng dần.
- Khi bị viêm họng hạt ở lưỡi, ngậm liên tục trong vòng 5 – 7 ngày sẽ thấy bệnh giảm dần.
Ngoài ra nếu không thể ngậm trực tiếp gừng tươi, người bệnh có thể pha trà gừng để uống. Tuy nhiên gừng có tính nóng, nếu sử dụng nhiều có thể gây hại cho dạ dày, do đó chỉ nên uống vào buổi sáng. Uống khoảng 5 – 7 ngày thì dừng.
2.5. Cách trị viêm họng hạt ở lưỡi bằng tỏi
Tỏi có đặc tính tương tự như một loại kháng sinh mạnh nên được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh đường hô hấp.
- Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỏi chứa hàm lượng hoạt chất allicin cao, có tác dụng ức chế hoạt động của virus, vi khuẩn và nấm mốc có hại trong khoang miệng.
- Tỏi còn có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm hiệu quả, giúp làm giảm tình trạng sưng viêm vùng niêm mạc cổ họng, giảm đau rát cổ họng.
Cách trị viêm họng hạt ở lưỡi bằng tỏi:
- Cách 1: Ngậm trực tiếp 1 nhánh tỏi tươi trong miệng cho đến khi hết vị cay. Ngày ngậm khoảng 3 – 4 lần, ngậm liên tục khoảng 3 – 5 ngày liên tục.
- Cách 2: Ăn tỏi đã nướng trên bếp, ăn liên tục trong khoảng 3 ngày, mỗi ngày 4 – 5 tép chia làm nhiều lần.
2.6. Cách trị viêm họng hạt ở lưỡi bằng phương pháp đốt hạt
Đối với những trường hợp bệnh nhân đã bước sang giai đoạn nặng, sau khi chẩn đoán, các bác sĩ có thể sẽ thực hiện can thiệp ngoại khoa bằng phương pháp đốt hạt để điều trị bệnh. Đây là phương pháp sử dụng tia laser, đốt điện hoặc ion plasma để làm tiêu các hạt viêm ở vùng lưỡi và họng.
Phương pháp đốt hạt sẽ giúp loại bỏ các hạt lympho có kích thước lớn, tuy nhiên có thể sẽ để lại sẹo và gây chảy máu. Phương pháp này chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ.
Viêm họng hạt ở lưỡi có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm và có phác đồ điều trị bệnh phù hợp. Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp. Các cách trị viêm họng hạt ở lưỡi trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc điều trị. Hy vọng với các thông tin tham khảo trên sẽ giúp người bệnh lựa chọn được cách điều trị phù hợp.