Ho khan là tình trạng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khiến cho nhiều phụ huynh lo lắng. Thực tế, trẻ sơ sinh ho khan thường do nhiều nguyên nhân, do đó cha mẹ cần biết bé ho do đâu để có cách xử lý và chăm sóc tránh biến chứng nguy hiểm.
Mục lục
1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ho khan
Khi vừa mới sinh ra, sức đề kháng và hệ miễn dịch của các bé sơ sinh còn chưa được hoàn thiện, do đó rất dễ mắc bệnh đường hô hấp khi thay đổi thời tiết hoặc nhiệt độ đột ngột gây triệu chứng ho khan ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó còn có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh ho khan, trong đó các nguyên nhân chính bao gồm:
- Do trẻ bị cảm lạnh hoặc cúm: Tình trạng này xuất hiện do sự thay đổi nhiệt độ hoặc virus gây ra khiến thanh quản của bé bị viêm khó chịu và gây ho.
- Do các bệnh về hô hấp: Nếu ho khan xuất hiện kèm theo sốt cao trên 38 độ, khó thở thì có thể bé đã bị mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng cấp.
- Do vi khuẩn, virus hoặc có dị vật trong cổ họng: Nếu ho khan kéo dài dai dẳng kèm theo triệu chứng khó thở, thở khò khè thì có thể là do trong họng có vướng dị vật hoặc cơ thể đã nhiễm vi khuẩn, virus.
- Trẻ sơ sinh ho khan do mắc bệnh ho gà: Nếu cơn ho của trẻ mới đầu nhỏ và ngắn, càng về sau thì ho dài và nhiều hơn cùng những dấu hiệu ho dữ dội, tiếng thở rít, da mặt tím tái lại, sốt nhẹ thì rất có thể bé đã bị mắc bệnh ho gà.
- Do trào ngược dạ dày:Trào ngược dạ dày cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ ho khan. Trẻ bị trào ngược dạ dày sẽ khiến các các acid dạ dày, sẽ trào ngược lên thực quản, kích thích cổ họng trẻ, gây nóng rát, ngứa cổ và khiến trẻ ho khan kéo dài.
- Trẻ sơ sinh ho khan do một số tác nhân gây dị ứng khác như: Nếu trong nhà có khói thuốc, lông động vật, phấn hoa cũng có nguy cơ gây ho khan ở trẻ sơ sinh.
2. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh ho khan
Triệu chứng ho khan thường là phản xạ có lợi cho cơ thể, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh hoặc tống xuất đờm, nước mũi hoặc dị vật đang mắc ở đường hô hấp ra khỏi cơ thể. Vì vậy khi con có biểu hiện ho khan, cha mẹ không nên quá lo lắng.
Đối với trẻ sơ sinh ho khan thường được khuyến cáo là không nên sử dụng thuốc Tây để điều trị vì sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Thay vào đó cha mẹ nên lưu ý về các cách chăm sóc, giảm ho cho bé tại nhà để cải thiện tình trạng cho bé.
2.1. Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý khi trẻ sơ sinh ho khan
Nước muối sinh lý thường được sử dụng để vệ sinh mũi họng cho bé sơ sinh hàng ngày. Đặc biệt khi bé có dấu hiệu bị ho khan (có thể kèm theo đờm hoặc không), cha mẹ nên thường xuyên nhỏ mũi cho bé bằng nước muối sinh lý 0,9%; ngày khoảng 3 – 4 lần để rửa trôi bụi bẩn và các chất nhầy gây cản trở đường thở, giúp trẻ sơ sinh cảm thấy dễ chịu hơn. Khi trẻ sơ sinh ho khan, nước muối sinh lý có tác dụng sát khuẩn sẽ loại bỏ vi khuẩn, ức chế sự phát triển của virus, ngăn chặn tình trạng lây nhiễm trang các bộ phận khác.
Cha mẹ đặt bé nằm nghiêng sang một bên, nhỏ nhẹ nhàng vài giọt nước muối vào mũi, chờ vài phút để dịch nhầy loãng ra rồi dùng ống hút mũi chuyên dụng để làm sạch dịch. Lưu ý là nên dùng lực nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của bé.
2.2. Sử dụng dầu tràm khi trẻ sơ sinh ho khan
Dầu tràm được rất nhiều mẹ sử dụng để tắm hoặc cải thiện các triệu chứng trên đường hô hấp cho trẻ sơ sinh. Đây là loại tinh dầu được ép hoặc chưng cất trực tiếp từ các cây họ Tràm có tác dụng giữ ấm, hỗ trợ phòng ngừa ho, cảm lạnh, hỗ trợ kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm, cải thiện tình trạng ho rất hiệu quả.
Khi trẻ sơ sinh ho khan, mẹ nhỏ 1 – 2 giọt dầu tràm lên tay rồi xoa vào lưng, ngực và cổ bé để giữ ấm. Bên cạnh đó mẹ nhỏ thêm 3 – 4 giọt dầu tràm vào khăn quàng cổ để trẻ hít hương từ dầu tràm sẽ có tác dụng làm sạch và thông thoáng hệ hô hấp, làm dịu cơn ho khan giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Ngoài ra cha mẹ có thể cho một vài giọt tinh dầu vào nước tắm của bé để sát khuẩn cơ thể hoặc cho vào máy xông tinh dầu, máy dưỡng ẩm để bé hít thở hoặc thoa tinh dầu vào gan bàn chân cho bé sẽ giúp giữ ấm, thông họng và giảm ho an toàn.
2.3. Tăng cường cữ bú sữa mẹ cho trẻ sơ sinh
Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thì chưa thể uống được nhiều nước để làm loãng đờm như người lớn. Khi trẻ sơ sinh ho khan, các mẹ nên tăng cường cho bé bú sữa mẹ sẽ giúp bổ sung nước, vừa giúp ngăn ngừa tình trạng nôn trớ, vừa giúp bảo đảm dinh dưỡng và sức đề kháng hiệu quả.
Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi thì bên cạnh việc bú mẹ, chúng ta cũng có thể cho bé uống nước và các thức ăn dạng lỏng để bổ sung nước cho con, giúp làm loãng dịch nhầy và giảm ho tốt hơn.
2.4. Nâng cao đầu khi ngủ cho trẻ sơ sinh ho khan
Để giúp cho đường thở của bé được thông thoáng, giảm triệu chứng ho khan về đêm và hạn chế tình trạng nước mũi chảy ngược xuống phía sau kích thích thành họng gây ho thì bạn hãy kê đầu của bé lên cao khi ngủ. Khi trẻ sơ sinh ho khan, cha mẹ hãy lấy một chiếc gối mềm mỏng đặt xuống phía dưới để nâng cao từ phần bả vai của bé trở lên đầu. Biện pháp này không làm ảnh hưởng đến khu vực đầu vai cổ của bé mà còn giúp con hô hấp bình thường khi ngủ, giảm triệu chứng ho khan hiệu quả.
2.5. Một số lưu ý khác khi chăm sóc trẻ sơ sinh ho khan
Bên cạnh các cách chăm sóc trên, cha mẹ cũng cần lưu ý:
- Cho trẻ tránh xa môi trường ô nhiễm, nhiều khói thuốc lá, nhiều phấn hoa hoặc lông động vật.
- Luôn giữ ấm vùng cổ họng và ngực cho trẻ, đặc biệt là khi thời tiết trở lạnh.
- Vệ sinh sạch sẽ các vật dụng cá nhân của trẻ.
3. Trẻ sơ sinh ho khan khi nào cần khám bác sĩ?
Tình trạng ho khan ở trẻ sơ sinh thường không quá nghiêm trọng, có ttheer tự khỏi nếu cha mẹ chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên nếu trẻ sơ sinh ho khan kèm theo các triệu chứng dưới đây thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị:
- Trẻ ho khan kèm sốt cao >38,5 độ C, sốt co giật hoặc không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
- Tình trạng ho khan ngày càng nặng, tần suất ho nhiều hơn.
- Ho khan kèm theo hơi thở bất thường, có tiếng thở rít hoặc thở rút lõm lồng ngực.
- Trẻ quấy khóc, bú kém hoặc bỏ bú, nôn trớ, tím tái người, ngủ li bì.
Khi trẻ sơ sinh ho khan, cha mẹ cần chú ý quan sát, tìm hiểu nguyên nhân và điều trị kịp thời để tránh gây ra những biến chứng nguy hại cho sức khỏe của trẻ sau này. Để tìm đọc thêm các bài viết khác, cha mẹ có thể tham khảo tại: https://bophenamha.vn/