Ho khan là một trong những bệnh lý về đường hô hấp rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và khiến cho nhiều phụ huynh lo lắng. Trong bài biết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ho khan và cách điều trị hợp lý để giúp trẻ nhanh khỏi, bảo đảm sự phát triển tốt nhất.
Mục lục
1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ho khan
Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh ho khan, cụ thể là:
- Do trẻ bị cảm lạnh hoặc cúm: Tình trạng này xuất hiện do sự thay đổi nhiệt độ hoặc virus gây ra khiến thanh quản của bé bị viêm khó chịu và gây ho.
- Do các bệnh về hô hấp: Nếu ho khan xuất hiện kèm theo sốt cao trên 38 độ, khó thở thì có thể bé đã bị mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng cấp.
- Do vi khuẩn, virus hoặc có dị vật trong cổ họng: Nếu ho khan kéo dài dai dẳng kèm theo triệu chứng khó thở, thở khò khè thì có thể là do trong họng có vướng dị vật hoặc cơ thể đã nhiễm vi khuẩn, virus.
- Do bệnh ho gà: Nếu cơn ho của trẻ mới đầu nhỏ và ngắn, càng về sau thì ho dài và nhiều hơn cùng những dấu hiệu ho dữ dội, tiếng thở rít, da mặt tím tái lại, sốt nhẹ thì rất có thể bé đã bị mắc bệnh ho gà.
- Do trào ngược dạ dày: Khi trẻ bị trào ngược dạ dày sẽ khiến các các acid dạ dày, sẽ trào ngược lên thực quản, kích thích cổ họng trẻ, gây nóng rát, ngứa cổ và khiến trẻ ho khan kéo dài.
- Do một số tác nhân gây dị ứng khác như: Nếu trong nhà có khói thuốc, lông động vật, phấn hoa cũng có nguy cơ gây ho khan ở trẻ sơ sinh.
2. Các cách điều trị chứng ho khan ở trẻ sơ sinh
Đối với trẻ sơ sinh khi bị ho khan thường được khuyến cáo là không nên sử dụng thuốc Tây để điều trị vì sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Thay vào đó thì các mẹ nên lựa chọn những phương pháp tự nhiên sau đây để điều trị chứng ho khan cho trẻ được an toàn, hiệu quả hơn.
2.1. Nhỏ mũi bằng nước muối
Trong trường hợp trẻ sơ sinh ho khan kèm theo những triệu chứng như sổ mũi, ho có đờm thì các bạn hãy dùng nước muối sinh lý nhỏ vào trong mũi bé để sát khuẩn, làm loãng dịch nhầy. Biện pháp này vừa giúp đường thở của bé thông thoáng hơn, vừa có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn lây nhiễm sang các cơ quan khác.
Trẻ sơ sinh chưa thể tự xì mũi được nên mẹ hãy nhỏ nhẹ nhàng vài giọt nước muối vào mũi, chờ vài phút để dịch nhầy loãng ra rồi dùng ống hút mũi chuyên dụng để làm sạch dịch. Lưu ý là nên dùng lực nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của bé.
2.2. Tăng cường cữ bú sữa mẹ cho trẻ sơ sinh
Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thì chưa thể uống được nhiều nước để làm loãng đờm như người lớn. Cho nên tốt nhất là các mẹ nên tăng cường cho bé bú sữa mẹ sẽ giúp bổ sung nước, vừa giúp ngăn ngừa tình trạng nôn trớ, vừa giúp bảo đảm dinh dưỡng và sức đề kháng hiệu quả.
Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi thì bên cạnh việc bú mẹ, chúng ta cũng có thể cho bé uống nước và các thức ăn dạng lỏng để bổ sung nước cho con, giúp làm loãng dịch nhầy và giảm ho tốt hơn.
2.3. Sử dụng một số loại tinh dầu
Trên thị trường hiện nay có một số loại tinh dầu thiên nhiên có tác dụng kháng khuẩn, chống virus, kháng viêm giúp tiêu diệt và ngăn ngừa vi khuẩn có hại ở vòm họng rất tốt, ví dụ như tinh dầu tràm, tinh dầu khuynh diệp, bạc hà… Những loại tinh dầu này có tác dụng giúp cải thiện những vấn đề liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp như ho khan, viêm họng… rất tốt.
Mẹ có thể cho một vài giọt tinh dầu vào nước tắm của bé để sát khuẩn cơ thể hoặc cho vào máy xông tinh dầu, máy dưỡng ẩm để bé hít thở hoặc thoa tinh dầu vào gan bàn chân cho bé sẽ giúp giữ ấm, thông họng và giảm ho an toàn.
2.4. Nâng cao đầu cho bé khi ngủ
Để giúp cho đường thở của bé được thông thoáng, giảm triệu chứng ho khan về đêm và hạn chế tình trạng nước mũi chảy ngược xuống phía sau kích thích thành họng gây ho thì bạn hãy kê đầu của bé lên cao khi ngủ. Theo đó thì phụ huynh hãy lấy một chiếc gối mềm mỏng đặt xuống phía dưới để nâng cao từ phần bả vai của bé trở lên đầu. Biện pháp này không làm ảnh hưởng đến khu vực đầu vai cổ của bé mà còn giúp con hô hấp bình thường khi ngủ, giảm triệu chứng ho khan hiệu quả.
Tình trạng trẻ sơ sinh ho khan sẽ không quá nguy hiểm nếu các bậc phụ huynh phát hiện và điều trị sớm. Cho nên các mẹ cần chú ý quan sát, tìm hiểu nguyên nhân và điều trị kịp thời để tránh gây ra những biến chứng nguy hại cho sức khỏe của trẻ sau này.