Khàn tiếng, mất tiếng là triệu chứng liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản… Những người bị khàn tiếng thường chủ quan vì nghĩ sẽ tự khỏi mà không cần chữa trị. Tình trạng này có thể liên tục tái phát nếu không điều trị dứt điểm. Qua bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cũng như thực hiện các cách trị khàn tiếng hiệu quả.
Mục lục
1. Nguyên nhân gây ra khàn tiếng
Khàn tiếng không phải là một bệnh nặng, tuy nhiên gây ra nhiều khó chịu, bất tiện và mất tự tin khi giao tiếng. Khàn tiếng là hậu quả của việc viêm thanh quản, thông thường khàn tiếng chỉ kéo dài một vài ngày, nhưng nếu bạn bị kéo dài trong vài tuần, thì cần xem xét đến gặp bác sĩ để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh.
Khàn tiếng có thể do một trong những nguyên nhân sau:
1.1. Viêm thanh quản
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng khàn tiếng. Viêm thanh quản có thể do nhiều nguyên nhân như cảm lạnh, đặc thù công việc nói nhiều, nói to… Nếu bạn đang làm trong những ngành nghề cần nói nhiều, hãy tìm hiểu một vài cách chữa và phòng ngừa khàn tiếng.
Viêm thanh quản là nguyên nhân gây ra khàn tiếng
1.2. Viêm họng, viêm amidan
Rất nhiều người bị viêm họng, viêm amidan vào thời điểm giao mùa hoặc do virus gây ra. Điều này dẫn đến khàn tiếng, đau họng, ảnh hưởng đến công việc cũng như cuộc sống.
1.3. U nang dây thanh âm
Khi người bị khàn tiếng có khối u trên dây thanh âm sẽ khiến bạn bị khàn giọng khi nói. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường do lạm dụng giọng nói quá nhiều.
1.4. Dị ứng
Dị ứng gây chảy nước mắt, nước mũi và ngứa mắt cũng có thể khiến bạn bị khàn tiếng.
1.5. Trào ngược dạ dày thực quản
Tình trạng axit từ dạ dày trào ngược lên đến dây thanh âm và có xu hướng tồi tệ hơn vào buổi sáng.
1.6. Tuyến giáp
Suy giáp không được điều trị cũng có thể là nguyên nhân gây khàn tiếng.
1.7. Hút thuốc
Người hút thuốc và người tiếp xúc với khói thuốc thụ động cũng có tác động vào cổ họng gây khàn tiếng.
Hút thuốc vừa hại sức khoẻ, vừa gây ra khàn tiếng
1.8. Ung thư
Những người bị ung thư thanh quản, phổi, tuyến giáp… thường có triệu chứng khàn tiếng. Đôi khi, khàn tiếng cũng là triệu chứng của những bệnh này.
1.9. Liệt dây thần kinh thanh quản
Các dây thần kinh dẫn đến thanh quan có thể bị tổn thương do trải qua các ca phẫu thuật tuyến giáp, hoặc vùng đầu, cổ.
2. Cách trị khàn tiếng hiệu quả từ thiên nhiên
Những danh sách thực phẩm từ thiên nhiên dưới đây vô cùng hiệu quả trong cách trị khàn tiếng, rất dễ tìm, tiết kiệm chi phí và cải thiện đường hô hấp.
2.1. Cách trị khàn tiếng bằng mật ong và chanh
Vỏ chanh có tác dụng tốt trong việc tiêu đờm, trị khàn tiếng. Bên cạnh đó, vitamin E trong mật ong kết hợp với vitamin C dồi dào trong chanh có khả năng làm dịu cổ họng nhanh chóng, giúp kháng khuẩn và cải thiện dây thanh quản. Tình trạng khàn tiếng, mất tiếng sẽ giảm rõ rệt chỉ sau 2 – 3 ngày sử dụng cách này.
Bạn có thể ngậm trực tiếp lát chanh mỏng trong miệng, hoặc hấp cách thuỷ hỗn hợp chanh và mật ong, sau đó dùng cả nước và cái.
Cách trị khàn tiếng hiệu quả là kết hợp giữa mật ong và chanh
2.2. Gừng
Gừng là nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất trong các bài thuốc dân gian chữa khàn tiếng. Gừng có tác dụng chống viêm, giảm đau, kích thích khả năng lưu thông máu và chữa tổn thương ở thanh quản.
Để trị khàn tiếng nhanh nhất bạn nên cho vài lát gừng vào cốc nước sôi nóng, đậy kín miệng cốc và ngâm trong khoảng 10 phút, các hoạt chất trong gừng tiết ra. Mỗi ngày bạn nên uống 2 – 3 cốc nước như thế, sẽ cảm thấy cơn đau rát và giảm tình trạng khàn tiếng rõ rệt.
2.3. Muối
Nước muối giúp sát khuẩn, làm lành các mô trong cổ họng đang kích thích gây khàn tiếng. Bạn có thể pha muỗng cà phê muối với một cốc nước ấm, súc họng 2 – 3 lần/ngày cho đến khi tình trạng khàn tiếng được cải thiện.
Lưu ý khi điều trị khàn tiếng bằng nước muối, bạn không nên pha nước muối quá mặn vì việc này làm cho các tế bào vụng cổ họng bị tổn thương, và nên súc miệng lại bằng nước lọc sau khi sử dụng nước muối.
Để ngăn ngừa tình trạng viêm họng và khàn tiếng, bạn nên súc miệng bằng nước muối vào buổi sáng và tối sau khi đánh răng.
2.4. Giá đỗ
Giá đỗ rất giàu dinh dưỡng, hàm lượng vitamin C cao, do vậy giá đỗ được dùng để làm dịu cổ họng, chữa khàn tiếng, thanh nhiệt nhanh chóng.
Bạn sử dụng một lượng giá đỗ vừa đủ, đem giã nát và lọc lấy nước cốt. Sau đó ngậm nước cốt giá đỗ trong miệng và nuốt. Sử dụng mỗi ngày 2 – 3 lần để cải thiện tình trạng khàn tiếng.
Giá đỗ là cách trị khàn tiếng có nhiều người áp dụng
2.5. Cách trị khàn tiếng bằng hành tây
Hành tây là loại nguyên liệu có tác dụng để chữa khàn tiếng mà ít người biết đến. Bạn dùng củ hành tây đã rửa sạch, cắt nhỏ và đun với nước trong khoảng 15 – 20 phút, rồi lọc bã lấy nước cốt. Khi sử dụng có thể vắt thêm vài giọt chanh hoặc pha loãng với nước lọc cho dễ uống hơn.
Khàn tiếng nếu kéo dài và mãn tính thì nguyên nhân có thể do một căn bệnh nghiêm trọng nào đó gây ra. Việc xác định sớm nguyên nhân gây khàn tiếng kéo dài sẽ giúp bạn ngăn chặn, tránh bệnh tồi tệ hơn, hạn chế nguy hại cho dây thanh âm hoặc cổ họng. Nếu không có dấu hiệu thuyên giảm khi sử dụng các cách trị khàn tiếng ở trên, bạn cần gặp bác sĩ ngay để kiểm tra và có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.