Đau họng là tình trạng thường gặp trong thai kỳ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Nếu để tình trạng kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc để chữa đau họng khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vậy làm thế nào để chữa đau họng cho bà bầu? Xem ngay bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Top 3 cách chữa đau họng cho bà bầu hiệu quả
Tham khảo thêm các bài viết khác:
Khi bị đau họng, mẹ bầu thường sẽ gặp một trong số các triệu chứng kèm theo như khó nuốt, khàn giọng, cổ họng đỏ, có thể sốt nhẹ hoặc tất cả các triệu chứng cùng lúc. Theo các chuyên gia y tế, tình trạng đau họng thường do virus gây ra, thường sẽ tự khỏi sau khoảng 3-5 ngày. Nếu tình trạng đau họng kéo dài trên 5 ngày hoặc có kèm theo các dấu hiệu bất thường, mẹ bầu nên đi khám.
Trong thời gian tự chữa lành, mẹ bầu có thể áp dụng một số cách dưới đây để giảm tình trạng đau rát họng.
1.1. Súc họng bằng nước muối ấm
Sử dụng nước muối ấm để súc họng hàng ngày rất an toàn cho mẹ bầu. Khi bị đau họng, mẹ bầu nên súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng (0,9%) ngày 3 lần sẽ thấy triệu chứng đau họng giảm rõ rệt.
- Nước muối có tính chất kháng khuẩn và kháng viêm, giúp làm giảm sự phát triển của vi khuẩn và giảm viêm trong niêm mạc họng.
- Nước muối cũng có khả năng làm giảm sự khó chịu và đau rát trong họng. Khi mẹ bầu súc miệng bằng nước muối ấm, nó có thể giúp giảm tình trạng khô họng và mềm các mô mềm trong vùng họng, làm giảm đau và cảm giác khó chịu.
- Ngoài ra, nước muối có khả năng thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu trong niêm mạc họng, giúp nhanh chóng loại bỏ chất độc và tăng cường sự lưu thông chất dinh dưỡng đến các mô trong niêm mạc họng, làm giảm tình trạng khô họng và giảm đau họng.
Súc miệng bằng nước muối ấm là một cách đơn giản và hiệu quả để làm giảm đau họng và giảm khó chịu cho mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau họng kéo dài hoặc nghiêm trọng hơn, mẹ bầu nên tìm kiếm sự khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.
1.2. Uống nước ấm với chanh và mật ong
Nước ấm kết hợp với chanh và mật ong là một liệu pháp tự nhiên khác giúp giảm đau họng cho mẹ bầu. Chanh và mật ong đều có tính chất kháng viêm và kháng khuẩn, vì vậy chúng có thể giúp giảm đau họng cho phụ nữ mang thai.
Trong chanh có chứa vitamin C và các chất chống oxy hóa khác, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa các vi khuẩn và virus gây bệnh. Đồng thời, chanh cũng có tính kháng viêm và giúp làm dịu các dấu hiệu viêm và sưng tấy.
Mật ong cũng có tính kháng khuẩn và kháng viêm, giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn và virus. Nó cũng có khả năng giảm sưng tấy và đau, đồng thời tạo ra một lớp màng bảo vệ và giúp làm ẩm họng.
Cách pha chanh, mật ong và nước ấm:
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu: Nửa quả chanh tươi; 1-2 muỗng canh mật ong; 1 ly nước ấm (khoảng 240 ml)
- Bước 2: Cắt nửa quả chanh và vắt lấy nước chanh. Bạn có thể giữ lại một ít vỏ chanh cho vị thơm.
- Bước 3: Cho nước chanh vừa vắt vào ly, sau đó cho mật ong vào ly và khuấy đều.
1.3. Lá hẹ hấp đường phèn giảm đau họng cho mẹ bầu
Lá hẹ hấp đường phèn là bài thuốc chữa bệnh hô hấp như ho, đau họng, cảm lạnh,… rất hiệu quả trong y học cổ truyền. Cách làm lá hẹ hấp đường phèn giảm đau họng cho mẹ bầu:
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu: 10-15 lá hẹ tươi; 1/2 thìa đường phèn; 300ml nước sôi
- Bước 2: Rửa sạch lá hẹ và băm nhỏ.
- Bước 3: Đun sôi nước trong nồi hoặc một bình hấp.
- Bước 4: Cho lá hẹ và đường phèn vào bát nhỏ, đảo đều sau đó để vào giữa nồi nước sôi hấp trong khoảng 7 phút cho đến khi thấy mùi thơm.
- Bước 5: Tắt bếp, lấy bát lá hẹ chưng ra, ăn ngay khi còn ấm.
Mẹ bầu khi bị đau họng có thể ăn ngày 2 lần, ăn liên tục 2-3 ngày sẽ thấy triệu chứng đau họng giảm dần. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu khác bất thường hoặc các triệu chứng kéo dài, mẹ bầu nên tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia y tế.
2. Một số lưu ý khi chữa đau họng cho mẹ bầu
Thời kỳ mang thai, cơ thể của mẹ bầu rất nhạy cảm, do đó trước khi sử dụng bất kỳ biện pháp nào để chữa đau họng cho bà bầu, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia ưu tế. Ngoài ra, để giúp giảm đau họng và đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi, các bà bầu cần lưu ý những điều sau
- Tránh hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc: Việc hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc không chỉ có hại cho sức khỏe của mẹ mà còn gây hại cho thai nhi, tăng tính nghiêm trọng khi bị đau họng.
- Tạo độ ẩm cho không khí: Điều này có thể giúp giảm tình trạng đau họng và đồng thời giúp mẹ và thai nhi khỏe mạnh hơn.
- Đi khám bác sĩ nếu tình trạng không cải thiện: Nếu tình trạng đau họng không cải thiện sau vài ngày hoặc nặng hơn, bà bầu nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị thích hợp.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Bà bầu cần tăng cường hệ miễn dịch của mình bằng cách ăn uống đầy đủ, uống đủ nước và vận động hợp lý. Nếu cần, bác sĩ có thể kê đơn các loại vitamin và khoáng chất để hỗ trợ sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Đau họng trong quá trình mang thai không phải là tình trạng quá nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu để tình trạng kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến mẹ và bé. Khi thấy các dấu hiệu bất thường, mẹ bầu nên tìm đến bác sĩ để được khám và tư vấn điều trị.