Xạ can là dược liệu được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc trị ho, trị sốt rét, viêm họng. Công dụng của xạ can đã được chứng minh hiệu quả qua nhiều bài thuốc và các nghiên cứu khoa học. Trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn loại dược liệu này và tác dụng của nó.
Mục lục
1. Thông tin cơ bản về cây Xạ can
Xạ can (tên khoa học là Belamcanda chinensis Lem, Họ Lay Ơn) còn có tên gọi khác là Rẻ quạt, La cho, Biển trúc. Đây là loại cây rất dễ trồng, dễ mọc, có thể thấy ở khắp nơi. Xạ can phân bố nhiều ở khu vực châu Á như Lào, Ấn Độ, Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippin, Việt Nam.
Xạ can thường được thu hoạch vào mùa xuân hoặc mùa thu, thường sử dụng phần thân và rễ, đem phơi khô, bảo quản để sử dụng dần.
1.1. Đặc điểm thực vật của cây Xạ can
Đặc điểm thực vật của cây xạ can:
- Xạ can là giống cây thảo, sống lâu năm, cao từ 70cm – 1m, thân rễ mọc bò, phần rễ rất phát triển, phân thành nhiều nhánh.
- Lá cây mọc thẳng đứng, hình mác dài khoảng 20 – 40cm, hơi có bẹ, mọc xen kẽ thành 2 hàng song song với nhau và xòe ra như rẻ quạt.
- Hoa xạ can có màu vàng đốm tím, 3 nhị, bầu hạ, mọc thành từng chùm, cuống dài.
- Quả hình trứng, có 3 van, kích thước khoảng 25mm, nhiều hạt, hạt bên trong hình cầu màu xanh đen. Mùa hoa quả thường vào khoảng tháng 7 đến tháng 10.
1.2. Thành phần hóa học có trong cây Xạ can
Theo Nghiên cứu khoa học hiện đại, trong thân rễ xạ can có chứa các thành phần chính bao gồm:
- Irigenin (Hồ Hiểu Lan, Trung Dược Thông Báo 1982, 7 (1): 29).
- Tectorigenin, Tectoridin (Ngô Ác Tây, Dược Học Học Báo 1992, 27 (1): 64).
- Belamcanidin, Methyl Irisolidone, Iristectoriginin A (Yamaki M và cộng sự, Planta Med 1990, 56 (3): 335).
- Irisflorentin (Từ Ác Cương, Dược Học Học Báo 1983, 18 (12): 969).
- Iridin (Kukani N và cộng sự, C A 1951, 45: 820b).
- Noririsflorentin (Woo W S và cộng sự, Phytochemistry 1993, 33 (4): 939).
2. Tác dụng dược lý và chủ trị của cây Xạ can
Theo tài liệu Đông Y, xạ can có vị đắng, tính hàn, quy vào kinh Can và Phế có tác dụng thanh hỏa, giải nhiệt, tán huyết tiêu đờm, khử đờm tắc nghẽn ở họng, chữa chứng sưng đau yết hầu.
Theo Y học hiện đại, xạ can có tác dụng chính là chống nấm và virus, kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả:
- Kháng khuẩn: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy xạ can có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như liên cầu khuẩn, khuẩn bạch hầu, khuẩn thương hàn, tụ cầu vàng, E.coli, thương hàn.
- Kháng viêm: Nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy trong dịch chiết Xạ can có thành phần Tectorigenin có tác dụng gây ức chế biểu hiện của iNOS ( sản phẩm của nitric oxide), ức chế tiết IL-1β, ức chế sự biểu hiện của COX-2 và sự sản xuất PGE2 (tác dụng của tectorigenin phụ thuộc liều).
- Tác dụng đối với nội tiết, tăng tuyến nước bọt: Theo Trung Dược Học, dịch chiết và cồn chiết xuất từ cây Xạ Can cho uống hoặc chích đều có kết quả làm tăng tiết nước miếng. Trong đó thuốc chích cho tác dụng nhanh và thời gian hiệu quả dài hơn.
- Khử đờm
- Chống nấm và virus: Theo Trung Dược học, chích liều cao dung dịch Xạ can, in vitro thấy có tác dụng ức chế nhiều loại nấm da. Thuốc cũng có tác dụng chống virus hô hấp.
3. Bài thuốc trị bệnh sử dụng cây Xạ can
Theo Đông y, xạ can có vị đắng, tính bình, quy kinh Phế, Can, Tỳ có tác dụng tuyên thông tà khí kết tụ ở Phế, thanh hỏa, giải độc, tiêu đờm, trị ho, đau họng, khản tiếng hiệu quả. Xạ can thường được sử dụng trong các bài thuốc trị bệnh:
- Điều trị viêm họng, sưng đau hầu họng, khó thở, viêm amidan
- Trị ho, tiêu đờm
- Bài thuốc trị lao hạch, viêm hạch
- Thanh nhiệt, giải độc
- Chữa sốt
- Đại tiểu tiện không thông
- Chữa tắc tia sữa, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều
- Chữa đau dạ dày,…
4. Một số lưu ý khi sử dụng Xạ can
Xạ can có tác dụng hiệu quả đối với các bệnh về đường hô hấp, tuy nhiên nếu dùng không đúng cách có thể sẽ gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Một số lưu ý khi sử dụng:
- Không sử dụng để chữa bệnh trong thời gian dài, có thể khiến cơ thể bị mệt mỏi, dễ bị tiêu chảy.
- Những người có thể trạng yếu, tạng hàn, khí huyết hư không nên dùng.
- Không sử dụng cho phụ nữ đang mang thai, người đang mắc bệnh về can Tỳ, bị tiêu chảy.
5. Bổ Phế Nam Hà XC – Sản phẩm chứa Xạ can hỗ trợ giảm ho, tăng cường bổ phổi
Bổ Phế Nam Hà XC là bộ sản phẩm kế thừa tinh hoa từ bài thuốc “Bổ phế chỉ khái lộ” được chứng minh hiệu quả trong suốt hơn 60 năm qua. Bổ Phế Nam Hà XC sử dụng thành phần Xạ can thay thế cho Ma hoàng có tác dụng hỗ trợ giảm ho, giảm tăng tiết đờm, giảm khản tiếng do viêm họng, viêm phế quản, ngoài ra còn giúp tăng cường bổ phổi.
Bổ Phế Nam Hà XC ngoài chứa Xạ can còn bao gồm các loại thảo dược quý khác như Cam thảo, Tỳ bà diệp, Bách bộ, Tạng bạch bì, Mơ muối, Cát cánh, Bạch linh, Bạc hà. Công thức Bổ Phế Nam Hà chứa Xạ can đã được khẳng định hiệu quả qua các thử nghiệm tiền lâm sàng tại Viện Dược liệu, khoa Dược lý – Sinh hoá.
Bộ sản phẩm Bổ Phế Nam Hà XC gồm 3 sản phẩm:
- Tpbvsk Bổ Phế Nam Hà XC
- Tpbvsk Bổ Phế Nam Hà XC KĐ (không đường)
- Tpbvsk Bổ Phế Nam Hà XC viên ngậm
Xạ can là dược liệu quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị các bệnh đường hô hấp như viêm họng hạt, viêm amidan, sưng đau hầu họng, trị ho, kháng viêm, kháng khuẩn. Tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng có thể gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Do đó người dùng nên thận trọng trước khi sử dụng. Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán hay chỉ định điều trị nào thay thế các các bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.