Viêm tiểu phế quản là một trong những bệnh về đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Cha mẹ tham khảo bài viết sau để hiểu nguyên nhân, cách xử lý và phòng chống bệnh viêm tiểu phế quản cho bé yêu nhà mình nhé.
Mục lục
1. Viêm tiểu phế quản là gì?
Viêm tiểu phế quản là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính xảy ra ở trẻ dưới 24 tháng tuổi. Khi nhiễm bệnh, tiểu phế quản của trẻ bị sưng tấy, phù nề khiến trẻ khó thở hoặc thở khò khè, ho, rát họng và kèm theo rối loạn ăn uống.
1.1. Vì sao bé bị viêm tiểu phế quản?
Nguyên nhân gây bệnh là do phổi bị nhiễm virus (virus hợp bào hô hấp RSV, virus cúm và á cúm, Adenovirus) có thể được xác định bằng test nhanh. Bên cạnh đó, môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi, khói thuốc cũng là nguyên nhân gây bệnh cho trẻ. Thời tiết đột ngột chuyển lạnh tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển cũng dễ khiến trẻ nhiễm bệnh.
Xem thêm:
- [Giải đáp] Trẻ bị viêm phế quản có nên nằm quạt không?
- Viêm phế quản ở trẻ em: Đọc ngay nếu muốn trẻ nhanh khỏi
1.2. Viêm tiểu phế quản có lây không?
Bệnh viêm tiểu phế quản có thể lây qua đường hô hấp, thông qua giọt bắn khi hắt hơi, ho. Bệnh cũng có thể lây khi tay trẻ chạm vào mũi, miệng sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh.
1.3. Viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không?
Bệnh dễ bị tái đi tái lại, có thể biến chứng nguy hiểm nên cha mẹ cần hết sức lưu ý. Bệnh có diễn tiến suy hô hấp nặng, thậm chí gây ngừng thở nếu không kịp thời điều trị.
2. Triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản
Triệu chứng thường gặp của bệnh bao gồm:
- Triệu chứng ban đầu thường gặp là ho, chảy nước mũi, có thể sốt vừa hoặc sốt cao 38-40 độ
- Sau 3-5 ngày thì trẻ sẽ ho nhiều hơn, đôi khi khó thở, thở rít, thở khò khè, lồng ngực rút lõm
- Trường hợp nặng: trẻ bị tím tái, nhịp tim nhanh, xuất hiện co giật, trẻ thở rên. Có thể xuất hiện các cơn ngưng thở tái phát, thiếu oxy máu.
Bên cạnh đó, khi nhiễm bệnh trẻ thường quấy khóc, bỏ bú, chán ăn, nôn trớ khiến trẻ bị mất nước. Nhiều trẻ có kèm theo tình trạng viêm tai giữa.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm tiểu phế quản bao gồm: đánh giá lâm sàng, đo SpO2, chụp X-quang ngực, và test nhanh RSV. Bệnh có thể kéo dài 1 đến vài tuần. Tình trạng ho sẽ giảm dần trong khoảng 2 tuần và hết hẳn nếu trẻ được chăm sóc tốt.
3. Làm gì khi trẻ bị viêm tiểu phế quản?
Khi trẻ bị bệnh, nếu chăm sóc đúng cách sẽ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh và không bị biến chứng.
3.1. Cách chăm sóc trẻ đang bị bệnh
Nếu trẻ có dấu hiệu bệnh nhẹ thì có thể được chăm sóc tại nhà.
- Làm sạch mũi dãi và đường thở giúp trẻ dễ thở. Cha mẹ có thể dùng dụng cụ bơm hút dịch mũi hoặc nhỏ 1-2 giọt nước muối vào mũi rồi làm sạch mũi cho trẻ.
- Chườm ấm toàn thân để hạ sốt, dán miếng hạ sốt
- Nếu trẻ bú kém thì nên chia nhỏ và tăng số lần bú trong ngày
- Bổ sung dưỡng chất vào bữa ăn của trẻ. Nấu các món mềm, nhừ loãng, dễ nuốt
- Chú ý bù nước và khoáng cho trẻ trong trường hợp trẻ bị nôn trớ nhiều
- Bệnh do virus nên dùng kháng sinh sẽ không có tác dụng nhiều. Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
Nếu các triệu chứng không thuyên giảm mà còn nặng thêm, cha mẹ nên đưa trẻ tới bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trẻ được chỉ định nhập viện khi có dấu hiệu tiến triển suy hô hấp nhanh, xuất hiện dấu hiệu bệnh trở nặng như tím tái, sốt cao li bì, ngừng thở, thiếu oxy trong máu và co giật. Đặc biệt, trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ sinh non, bệnh tim phổi bẩm sinh hay trẻ bị suy giảm miễn dịch thì cần đưa trẻ tới bệnh viện để được chăm sóc và theo dõi kỹ lưỡng hơn.
3.2. Trẻ bị viêm tiểu phế quản nên ăn gì?
Cha mẹ nên tăng cường bổ sung những chất sau đây cho bé khi bị bệnh:
- Trái cây và rau xanh: Các chất chống oxy hóa và vitamin trong hoa quả và rau xanh, đặc biệt là vitamin A, C, E sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm sưng và giảm tình trạng khó thở của trẻ. Một số loại rau quả giàu vitamin như: cà rốt, súp lơ xanh, bí ngô, dâu tây, cam, táo, ổi,…
- Thực phẩm giàu protein như cá, tôm, trứng, đậu,…
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: giúp bổ sung vitamin D, canxi và protein cho trẻ
- Bổ sung nhiều nước, cho trẻ uống oresol bù điện giải nếu cần (sốt cao, tiêu chảy, nôn trớ)
- Các thực phẩm nên kiêng khi bị viêm tiểu phế quản: đồ ngọt, đồ uống có ga, thức ăn khó tiêu hóa
- Lưu ý: Mật ong có thể giảm ho tốt nhưng không nên cho trẻ dưới 12 tháng tuổi sử dụng
3.3. Trẻ bị viêm tiểu phế quản có nên tắm không
Nhiều cha mẹ sợ tắm sẽ làm con bị nhiễm lạnh. Tuy nhiên thực ra, trẻ đang bị bệnh vẫn nên tắm rửa, lau chân tay để giữ vệ sinh và giúp trẻ bớt khó chịu. Cha mẹ chỉ cần lưu ý tắm cho trẻ đúng cách:
- Dùng nước ấm để tắm cho trẻ, nhiệt độ nước thích hợp nhất từ 35-38 độ
- Tắm cho trẻ trong phòng kín gió
- Tắm nhanh, không cho trẻ ngâm nghịch nước lâu
- Lau khô người và mặc quần áo ngay sau khi tắm
- Có thể dùng một số thảo mộc làm nước tắm cho trẻ như: lá trà xanh, mướp đắng (khổ qua), nước gừng tươi
4. Cách để phòng chống viêm tiểu phế quản cho trẻ
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, dễ bị virus tấn công. Cha mẹ có thể chủ động phòng chống bệnh cho trẻ bằng cách:
- Lau dọn nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng. Thường xuyên thay chăn ga gối để hạn chế bụi bặm, vi khuẩn tích tụ
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với người đang mắc các bệnh đường hô hấp như cảm cúm, viêm phế quản,…
- Giữ ấm cho trẻ khi trời trở lạnh, đặc biệt là giữ ấm cổ, ngực
- Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bếp, khu vực nhiều bụi bặm,…
- Tiêm vacxin phòng bệnh cho trẻ
5. Xịt họng Bổ Phế Nam Hà trẻ em – Bổ phế, hỗ trợ hạn chế ho nhiều
Xịt họng bổ phế Nam Hà trẻ em phù hợp với trẻ bị ho khan, ho có đờm, ho do thay đổi thời tiết, cảm lạnh, viêm họng, viêm phế quản. Sản phẩm thiết kế dạng xịt phun sương, chiết xuất thành phần chính từ thảo dược.
Công dụng của Xịt họng Bổ Phế Nam Hà dành cho trẻ em:
- Bổ phế.
- Hỗ trợ hạn chế ho nhiều.
- Hỗ trợ giảm tăng tiết đờm
- Hỗ trợ giảm đau rát họng do ho kéo dài.
Liều dùng:
- Trẻ 6 tháng – 1 tuổi: 2-3 nhát xịt/lần x 3-5 lần/ngày.
- Trẻ em từ 1–3 tuổi: 2-4 nhát xịt/lần x 4-6 lần/ngày.
- Trẻ em từ 3–12 tuổi: 3-5 nhát xịt/lần x 4-6 lần/ngày.
- Trẻ em trên 12 tuổi: 3-5 nhát xịt/lần x 6-10 lần/ngày.
Xịt họng Bổ Phế Nam Hà trẻ em được sản xuất tại:
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM NAM HÀ
Trụ Sở: 415 Hàn Thuyên – P.Vị Xuyên – TP Nam Định – Tỉnh Nam Định.
Xịt họng Bổ Phế Nam Hà dành cho trẻ em được bán tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Xem ngay Danh sách điểm bán để tìm nơi mua gần nhất.
“Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.