Bệnh viêm phế quản ở trẻ em thường gia tăng vào mùa lạnh hoặc thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm phế quản thường không quá nguy hiểm đến sức khỏe, tuy nhiên nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp cấp, viêm phổi,… Mỗi bậc cha mẹ nên trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh viêm phế quản ở trẻ để chủ động phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe cho bé tốt nhất.
Mục lục
Tìm hiểu bệnh viêm phế quản ở trẻ em
Theo thống kê của các cơ quan y tế, bệnh viêm phế quản ở trẻ em có tỷ lệ mắc rất cao trong những năm đầu đời của bé do sức đề kháng còn yếu, nhưng các triệu chứng lại không rõ ràng, thường khó nhận biết.
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em là bệnh lý lâm sàng xảy ra do tình trạng viêm nhiễm phần niêm mạc ống phế quản dẫn đến phù nề. Bệnh có thể xuất hiện cùng lúc hoặc ngay sau khi bé bị mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn khác như cúm, sởi, phế cầu,…
Trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi là đối tượng dễ bị viêm phế quản nhất. Ngoài ra bệnh viêm phế quản ở trẻ em còn dễ xảy ra ở các bé bị béo phì, bé có tiền sử dị ứng phấn hoa, bụi nhà, lông động vật, trẻ thường xuyên hít phải khói thuốc lá hoặc trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, môi trường ẩm ướt và có nhiều nấm mốc.
Nguyên nhân bị bệnh viêm phế quản ở trẻ em
Tác nhân chính gây hội chứng viêm phế quản ở trẻ là do nhiễm virus, ngoài ra còn có nhiều yếu tố nguy cơ khác làm tăng khả năng bị viêm phế quản ở trẻ.
- Trẻ bị viêm phế quản do virus: Virus là nguyên nhân chính gây bệnh viêm phế quản ở trẻ em. Khi bị các loại virus như Adenovirus type 1-7, Enterovirus, Parainfluenzae, Influenzae A và B; các loại virus hợp bào hô hấp (RSV), Rhinovirus, Human Bocavirus, Herpes Simplex Virus; vi trùng như S Pneumoniae, M catarrhalis, H Influenzae, Chlamydia Pneumoniae, Mycoplasma Species…xâm nhập vào cơ thể, sức đề kháng còn yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện sẽ dễ khiến trẻ bị viêm phế quản hơn. Đặc biệt đối với trẻ đang bị các bệnh lý đường hô hấp khác thì vi khuẩn và virus lại càng hoạt động mạnh mẽ để gây bệnh cho trẻ.
- Bên cạnh đó, trẻ bị viêm phế quản còn do trẻ thường xuyên sinh sống trong môi trường nhiều khói bụi, chất độc hại; trẻ thường xuyên hít phải khói thuốc lá, thuốc lào,…
Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em thường gặp sau khi trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm, ho, sổ mũi hay bị một bệnh lý viêm đường hô hấp trên khác. Triệu chứng điển hình khi trẻ bị viêm phế quản là ho nhiều và thở khó khăn hơn, kèm theo đó là sốt nhẹ hoặc sốt cao, cổ họng có đờm, mệt mỏi. Các triệu chứng xuất hiện tăng dần theo giai đoạn của bệnh.
- Bệnh viêm phế quản ở trẻ em giai đoạn khởi phát: Ở giai đoạn này, bé thường xuyên bị hắt hơi, sổ mũi, người mệt mỏi, sốt nhẹ và ho khan. Trẻ sẽ quấy khóc hơn bình thường, chán ăn, trẻ bỏ bú hoặc bú ít nếu đang bú mẹ, có thể bị nôn trớ khi ăn.
- Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em giai đoạn toàn phát: Trẻ sốt cơ hơn, cơn ho xuất hiện nhiều hơn, ho kèm đờm trong cổ tuy nhiên trẻ thường không khạc đờm ra được mà sẽ nuốt ngược vào trong. Những ngày sau lượng đờm tăng tiết nhiều, đờm đặc, dính hơn khiến trẻ bị thở khò khè, chảy mũi nhiều, ngạt mũi khiến trẻ phải thở bằng miệng, người xanh xao, có thể bị rối loạn tiêu hóa nhẹ.
- Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em ở giai đoạn nguy hiểm: Nếu không điều trị đúng, trẻ có thể bước sang giai đoạn nguy hiểm với các triệu chứng như sốt cao 39 độ C liên tục không hạ, quấy khóc thường xuyên, người mệt mỏi, môi và da khô, thở nhanh, khó thở, đau tức ngực.
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em khi nào cần gặp bác sĩ?
Theo các chuyên gia y tế, khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào bất thường ở trẻ, cha mẹ nên đưa bé đi khám để được chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe. Đặc biệt với trẻ bị viêm phế quản có những dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cần được đưa đi khám ngay tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng:
- Viêm phế quản ở trẻ em có biểu tím tái môi hoặc đầu ngón tay, khó thở.
- Trẻ thở nhanh, có hiện tượng thở co lõm ngực, cánh mũi thở phập phồng. Để đánh giá mức độ khó thở ở trẻ, cha mẹ đặt bé nằm yên đếm nhịp thở trong vòng 1 phút hoặc đếm trong lúc bé đang ngủ. Nên đếm 3 lần để có kết quả khách quan nhất. Ngưỡng thở nhanh theo độ tuổi: Trẻ dưới 2 tháng tuổi là >=60 lần/phút; Trẻ từ 2-12 tháng tuổi là>=50 lần/phút; trẻ từ 1 – 5 tuổi là >=40 lần/phút. Nhịp thở càng nhanh thì mức độ khó thở càng cao.
- Sốt cao trên 39 độ C, không đáp ứng với cách dùng thuốc hạ sốt khi bị viêm phế quản ở trẻ em.
- Trẻ bỏ bú, bỏ ăn, li bì, khó đánh thức, thường xuyên nôn trớ.
- Trẻ ho liên tục trong nhiều ngày, quấy khóc không rõ lý do.
Chẩn đoán và điều trị viêm phế quản ở trẻ em
Khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường ở trẻ, cha mẹ nên đứa bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bệnh. Bệnh viêm phế quản ở trẻ em thường được chẩn đoán qua thăm khám lâm sàng, bên cạnh đó bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm nếu cần thiết.
Sau khi chẩn đoán tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phụ hợp:
- Nếu trẻ bị viêm phế quản cấp, nguyên nhân do virus, thông thường cha mẹ sẽ được khuyến cáo không sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ. Lúc này cha mẹ chỉ cần làm long đờm, bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng, sau khoảng 5 – 7 ngày bệnh sẽ tự khỏi.
- Với trẻ vị sốt nhẹ, cha mẹ mặc quần áo thông thoáng, chườm ấm cho trẻ tại vị trí trán, nách, bẹn để nhanh hạ nhiệt. Trẻ sốt 38,5 độ C trở lên, cha mẹ được khuyến cáo sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol hoặc ibuprofen với liều lượng thích hợp để hạ sốt.
- Một số trường hợp trẻ bị viêm phế quản do nhiễm vi khuẩn sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị kết hợp với hạ sốt (nếu sốt).
- Nếu trẻ bị nặng, có dấu hiệu nguy hiểm như tím tái, li bì, sốt trên 39 độ C liên tục mà không đáp ứng thuốc hạ sốt, trẻ có dấu hiệu khó thở, nhịp thở nhanh, thở phập phồng cánh mũi hoặc thở lõm lồng ngực sẽ được chỉ định nhập viện điều trị tùy theo đánh giá mức độ.
- Ngoài ra cha mẹ có thể áp dụng một số cách giảm ho bằng các loại thảo dược tự nhiên như siro húng chanh trị ho cho trẻ nhỏ, quất hấp đường phèn trị ho,…
Lưu ý: Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị viêm phế quản ở trẻ nhỏ nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm phế quản
Viêm phế quản ở trẻ nhỏ có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Bên cạnh tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, cha mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ tại nhà giúp cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn, ngăn ngừa biến chứng.
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em sẽ diễn biến và cải thiện trong khoảng 7 – 10 ngày sau khi bệnh khởi phát. Trong thời gian này, cha mẹ cần lưu ý chăm sóc và theo dõi mức độ cải thiện các triệu chứng ở trẻ:
Vệ sinh mũi họng cho trẻ hàng ngày
Sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để nhỏ mũi cho trẻ 4 – 5 lần/ngày để làm sạch mũi. Với trẻ trên 2 tuổi hướng dẫn bé súc họng bằng nước muối ấm giúp làm loãng đờm, giảm ho.
Cho trẻ uống nhiều nước
Cha mẹ cần cho bé uống nhiều nước, có thể là nước lọc, nước rau củ luộc, nước ép hoa quả. Uống nhiều nước ấm sẽ giúp làm long đờm, trẻ có thể ho dễ hơn và tống đờm ra ngoài. Bên cạnh đó nếu trẻ bị sốt, uống nhiều nước sẽ giảm tình trạng bị mất nước, giúp hạ sốt, giảm tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp của trẻ.
Với trẻ còn bú mẹ, cần cho bé bú nhiều lần để giảm tình trạng bị mất nước khi bị viêm phế quản ở trẻ em.
Luôn giữ ấm cho trẻ bị viêm phế quản
Khi trẻ bị viêm phế quản, cha mẹ cần giữ ấm cơ thể cho bé, nhất là vùng cổ và ngực, đặc biệt là vào mùa đông, tránh để trẻ bị lạnh sẽ khiến trẻ bị nặng hơn. Tuy nhiên nếu bé bị sốt, không nên ủ ấm sẽ khiến nhiệt độ tăng nhanh hơn. Lúc này mẹ cần cởi bớt quần áo, mặc đồ thông thoáng để hạ nhiệt cho trẻ.
Chườm ấm nếu trẻ bị sốt
Khi bé bị sốt nhẹ < 38,5 độ C, mẹ chườm ấm liên tục vào trán, nách, bẹn để hạ nhiệt độ cho trẻ nhanh hơn. Trẻ sốt cao >38.5 độ C sử dụng thuốc hạ sốt để hạ sốt cho trẻ nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Không ép ăn
Viêm phế quản ở trẻ em thường khiến bé bị mệt mỏi, đau nhức cơ thể dẫn đến chán ăn, bỏ bú (đối với trẻ còn bú mẹ). Khi đó mẹ không nên cố gắng ép bé ăn, cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia nhỏ thành nhiều bữa, chế biến dạng lỏng như cháo, súp để bé dễ ăn hơn.
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm phế quản
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ em. Có một số lưu ý cha mẹ cần quan tâm:
- Bổ sung rau xanh và trái cây tươi giàu vitamin và khoáng chất cho trẻ trong các bữa ăn. Các loại rau củ quả giàu chất chống oxy hóa như dâu tây, cà rốt, bông cải xanh, củ dền rất tốt cho trẻ bị viêm phế quản.
- Trong các bữa ăn cho trẻ bị viêm phế quản, nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu như đậu phụ, bột mì, các loại hạt, ngũ cốc.
- Cho trẻ uống thêm sữa bò, sữa đậu nành hoặc các chế phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo thấp vào các bữa ăn phụ để bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ.
- Chế biến món ăn cho trẻ bị viêm phế quản dưới dạng lỏng như cháo, súp để trẻ dễ nuốt và cũng dễ dàng tiêu hóa hơn.
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
- Không cho bé ăn đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ ăn có nhiều muối, nhiều đường, không cho trẻ uống nước có gas; không ăn đồ ăn lạnh.
Viêm phế quản ở trẻ em có lây không?
Viêm phế quản ở trẻ em rất dễ lây, thường lây qua 2 con đường chính là trực tiếp và gián tiếp:
- Lây trực tiếp: Bé có thể bị lây bệnh viêm phế quản khi giao tiếp gần với người bị nhiễm bệnh trước đó mà không đeo khẩu trang.
- Lây gián tiếp: Thông qua việc dùng chung đồ dùng, vật dụng cá nhân với người bị nhiễm bệnh.
Các phòng bệnh viêm phế quản ở trẻ em
Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh lý đường hô hấp thường gặp, rất dễ lây lan tuy nhiên cha mẹ hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh cho con bằng cách:
- Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ, đặc biệt là các mũi cúm, phế cầu để giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người đang bị viêm phế quản, người đang có triệu chứng ho, sổ mũi,…. Nếu cho bé đến nơi công cộng, nơi có nhiều người cần đeo khẩu trang.
- Hạn chế tối đa để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, thuốc lào hoặc môi trường có nhiều bụi bẩn, hóa chất độc hại để phòng viêm phế quản ở trẻ em.
- Luôn tạo môi trường sống xanh, sạch, thoáng mát để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc.
- Luôn chú ý vệ sinh tay chân sạch sẽ cho bé, và người chăm sóc trực tiếp.
- Không ôm hôn trẻ.
- Tăng sức đề kháng cho trẻ thông qua chế độ dinh dưỡng và vận động hàng ngày.
Viêm phế quản ở trẻ em không quá nguy hiểm, có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày nếu sức đề kháng tốt và được theo dõi, chăm sóc đúng cách. Do đó cha mẹ không nên quá lo lắng. Khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, nên cho bé đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại website: https://bophenamha.vn/