Phụ nữ mang thai trong tam cá nguyệt đầu tiên thường rất dễ bị ho do sức đề kháng đang suy giảm. Khi bị ho, mẹ bầu thường lo lắng liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi hay không và biện pháp giúp giảm ho an toàn như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ bầu có thêm thông tin bổ ích khi bị ho trong quá trình mang thai 3 tháng đầu.
Mục lục
Bà bầu bị ho 3 tháng đầu có nguy hiểm không?
Tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn hết sức nhạy cảm, một thay đổi nhỏ ở mẹ cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của thai nhi trong bụng. Ho là triệu chứng thường gặp khi mang bầu. Theo các bác sĩ Sản khoa, những cơn ho sinh lý thông thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của em bé trong bụng. Tuy nhiên, nếu tình trạng ho liên tục, ho kéo dài nhiều ngày có thể sẽ gây tác động đến thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng đầu khi mang thai.
- Ho nhiều gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể: Bà bầu bị ho 3 tháng đầu nếu tính trạng ho liên tục kéo dài, ho dẫn đến co thắt vùng ngực sẽ khiến mẹ bầu bị mệt, mất ngủ, chán ăn, lâu ngày sẽ gây ra suy nhược cơ thể, không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho bào thai khiến em bé trong bụng bị chậm phát triển.
- Gây động thai ở 3 tháng đầu: Ho liên tục kéo dài, ho mạnh ở giai đoạn 3 tháng đầu có thể gây kích thích tử cung. Khi đó sẽ xuất hiện các cơn gò tử cung gây động thai.
- Gây nguy cơ nhiễm trùng bào thai: Tình trạng ho kéo dài cũng có thể cảnh báo tình trạng cơ thể mẹ bầu đang bị nhiễm trùng đường hô hấp. Bà bầu bị ho 3 tháng đầu nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì virus, vi khuẩn sẽ tấn công bào thai, gây nhiễm trùng bào thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, đôi khi có thể gây mất tim thai đột ngột.
Giai đoạn 3 tháng đầu là thời điểm thai nhi chưa ổn định, còn non yếu nên rất dễ bị tác động nếu sức khỏe của mẹ không tốt. Chính vì vậy trong tam cá nguyệt đầu tiên hay trong suốt quá trình mang thai, nếu bị ho, mẹ bầu nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.
Một số nguyên nhân khiến bà bầu bị ho 3 tháng đầu
Ho khi mang thai 3 tháng đầu có thể là những cơn ho sinh lý, hoặc cũng có thể là do các bệnh lý đường hô hấp gây ra. Để biết chính xác nguyên nhân gây ho, mẹ bầu cần theo dõi các cơn ho xem có liên tục, có kèm theo các biểu hiện gì khác hay không, sau đó thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất. Một số nguyên nhân chính khiến bà bầu bị ho 3 tháng đầu:
- Do sức đề kháng bị suy giảm: Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu bị suy yếu nên rất dễ nhạy cảm với thời tiết, làm hệ hô hấp bị kích thích, dẫn đến các cơn ho phản ứng.
- Do thay dị ứng, kích thích tại vùng hầu họng: Giai đoạn mang thai, phụ nữ thường rất nhạy cảm đối với các yếu tố kích thích như mùi lạ, khói bụi, khói thuốc lá, lông động vật. Khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích này, bà bầu thường sẽ thấy các cơn ho phản ứng.
- Bà bầu bị ho 3 tháng đầu do mắc các bệnh về đường hô hấp: Ở giai đoạn 3 tháng đầu, nếu sức khỏe của mẹ không tốt cũng sẽ dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập gây ra các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, gây triệu chứng ho.
Làm gì khi bà bầu bị ho 3 tháng đầu?
Bà bầu bị ho 3 tháng đầu tuyệt đối không tự ý dùng thuốc điều trị
Ở giai đoạn mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi trong bụng. Do đó, bà bầu bị ho 3 tháng đầu nên đi khám để được tư vấn điều trị. Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên tự ý dùng thuốc Tây để điều trị ho bởi trong các loại thuốc Tây để trị ho, có thể có chứa một số thành phần gây dị tật thai nhi.
Ngoài ra nếu dùng thuốc mà không biết rõ nguyên nhân gây ho, không đúng cách, không đúng liều lượng có thể gây nhờn thuốc, kháng thuốc.
Nếu trị ho bằng các loại thảo dược, mẹ bầu cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
Chăm sóc bà bầu bị ho 3 tháng đầu
Ngoài việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, mẹ bầu cũng cần tham khảo thêm một số biện pháp chăm sóc tại nhà giúp khắc phục tình trạng ho ở giai đoạn 3 tháng đầu dưới đây:
- Hạn chế đến những nơi đông người hay môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, khói thuốc lá.
- Khi bị ho, mẹ nên uống nhiều nước lọc ấm, ngày từ 2 – 3 lít, ăn thức ăn khi còn ấm, hạn chế ăn đồ lạnh.
- Tắm rửa, vệ sinh cơ thể bằng nước ấm, không nên tắm quá lâu. Khi bị ho, có thể cho 1-2 giọt dầu tràm vào nước tắm để làm ấm cơ thể.
- Súc họng miệng bằng nước muối pha loãng ngày 3 – 4 lần để làm sạch khuẩn vùng họng.
- Bà bầu bị ho 3 tháng đầu có thể xông mũi họng ngày 2 – 3 lần bằng nước xông gừng sả tỏi hoặc bằng viên xông tinh dầu sẽ giúp giảm triệu chứng khô họng, làm loãng đờm, mang lại cảm giác dễ chịu cho mẹ bầu. Lưu ý không nên xông cả người vì có thể gây ra tình trạng mất nước.
- Ăn uống khoa học, bổ sung các món ăn giàu chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu vitamin C, vitamin B để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Mẹ bầu nên kiêng ăn đồ tái sống, đồ lạnh hoặc các loại thức ăn muối chua như dưa chua, măng muối. Khi bị ho mẹ cũng nên hạn chế ăn cam vì có thể sẽ làm tăng tiết đờm trong cổ họng.
- Khi thời tiết chuyển mùa, mẹ bầu nên chú ý giữ ấm cơ thể để không bị cảm lạnh.
- Bà bầu bị ho 3 tháng đầu có thể tự ngâm chanh đào mật ong hoặc làm quất ngâm đường phèn, lá hẹ hấp đường phèn để dùng vào mỗi buổi sáng và tối sẽ cải thiện tình trạng ho.
Bị ho ở giai đoạn 3 tháng đầu khi mang thai, nếu tình trạng ho kéo dài, mẹ bầu nên đi khám để được tư vấn phác đồ điều trị an toàn, hiệu quả.