Khi giao mùa, những cơn gió lạnh xuất hiện thường gây ra tình trạng viêm họng cấp ở mọi lứa tuổi với triệu chứng là đau họng, ho, chảy nước mũi… Qua bài viết này, Bổ phế Nam Hà sẽ chia sẻ tại sao viêm họng cấp thường gặp khi giao mùa và những cách phòng ngừa viêm họng cấp lúc giao mùa hiệu quả.
Mục lục
1. Tại sao khi giao mùa dễ bị viêm họng cấp
Viêm họng cấp là tình trạng niêm mạc họng bị tổn thương, viêm, có diễn tiến nhanh, thường kéo dài không quá 4 tuần. Nếu được điều trị đúng cách, triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện tốt sau 3 – 5 ngày, sau khoảng 1 tuần sẽ khỏi hoàn toàn.
Nguyên nhân chủ yếu viêm họng cấp là do vi khuẩn như liên cầu, phế cầu, vi khuẩn khác trong họng hoặc virus cúm, sởi… Ngoài ra, yếu tố môi trường như ô nhiễm không khí, thời tiết, nhiệt độ thay đổi thất thường, khói bụi, thuốc lá… khiến đường hô hấp trên không kịp thích ứng, nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn.
Viêm họng cấp có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em
Tình trạng viêm họng cấp có thể xuất hiện quanh năm, xảy ra ở bất cứ đối tượng nào nhưng thường gặp nhất là trẻ em ở thời điểm giao mùa. Bởi đây là thời điểm virus và vi khuẩn phát triển mạnh, dễ dàng xâm nhập gây bệnh cũng như lây lan từ người lành sang người bệnh. Người có hệ miễn dịch tốt hoặc được bảo vệ tốt khỏi tác nhân gây bệnh sẽ không mắc bệnh, còn lại có thể thường xuyên bị viêm họng cấp.
Viêm họng cấp đặc biệt thường gặp ở trẻ, triệu chứng khởi phát đột ngột, tiến triển nhanh. Ban đầu gây sốt cao từ 39 – 40 độ C, đi kèm với đau rát họng, khó nuốt, nuốt đau. Tình trạng đau họng sẽ ngày càng tăng lên khiến người bệnh khó nói, mất giọng, khó ăn uống. Cơn đau có thể lan rộng hơn lên tai, đi kèm với tình trạng chảy nước mũi, ho khan, khàn tiếng, sưng hạch ở cổ…
2. Cách phòng ngừa viêm họng cấp lúc giao mùa hiệu quả
Dưới đây là cách phòng ngừa viêm họng cấp cũng như các bệnh lý ở đường hô hấp khác trong thời điểm giao mùa:
Thường xuyên vệ sinh răng, mũi, họng sạch sẽ
Răng mũi họng là khu vực tích tụ vi khuẩn và gây bệnh do đặc thù môi trường ẩm ướt, trao đổi thường xuyên với không khí môi trường và thực phẩm. Chính vì vậy, khi vực này cần được vệ sinh thường xuyên bằng việc vệ sinh răng miệng sau khi ăn, đánh răng trước và sau khi thức dậy.
Bên cạnh đó, nên dùng nước muối sinh lý để súc họng và vệ sinh mũi nhằm ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
Vệ sinh răng, mũi, họng sạch sẽ thường xuyên hàng ngày để phòng ngừa viêm họng cấp
Phòng ngừa viêm họng cấp bằng cách tắm nước ấm
Người bị viêm họng cấp tái phát nhiều lần, người có sức khỏe yếu nên tắm bằng nước ấm kể cả trong thời tiết chớm lạnh giao mùa. Phòng tắm nên thiết kế kín, tránh gió lùa, sau khi tắm xong thì cần lau khô người trước khi mặc quần áo.
Phòng ngừa viêm họng cấp bằng cách giữ ấm cơ thể
Gió lạnh là nguyên nhân phổ biến khiến niêm mạc họng trở nên yếu ớt hơn, nguy cơ nhiễm khuẩn và viêm họng cấp cũng cao hơn. Do đó, hãy đảm bảo giữ ấm cho cơ thể trong thời tiết lạnh, đặc biệt là khi ra ngoài vào sáng sớm hoặc buổi tối.
Đêm ngủ cần đóng kín cửa, tránh gió lạnh lùa vào do khi ngủ, nhiệt độ cơ thể thường xuống thấp hơn so với bình thường. Các vị trí quan trọng cần giữ ấm cho trẻ khi thời tiết chuyển lạnh bao gồm: bàn tay, bàn chân, đầu, ngực, cổ…
Không tiếp xúc với người có biểu hiện bệnh
Virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp trên có khả năng lây lan rất nhanh, đôi khi chỉ qua tiếp xúc gần hoặc dịch tiết đường hô hấp. Bởi vậy, nên tránh để trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch, hạn chế tiếp xúc gần với người có triệu chứng cúm, viêm họng cấp hoặc viêm đường hô hấp khác.
Hạn chế thực phẩm lạnh
Các thực phẩm giữ lạnh rất được trẻ nhỏ yêu thích. Tuy nhiên, chúng khiến niêm mạc họng bị kích thích, dễ gây ra tình trạng viêm họng cấp hơn. Chính vì vậy, hãy hạn chế trẻ ăn những thức ăn, thức uống quá lạnh, thay vào đó là uống nước ấm và các thực phẩm nóng.
Tăng cường đề kháng
Sức đề kháng của cơ thể có vai trò quan trọng trong phòng ngừa viêm họng cấp, bệnh đường hô hấp khác nói riêng và các bệnh lý toàn thân khác nói chung. Do đó, hãy chủ động tăng sức đề kháng bằng bổ sung đầy đủ dinh dưỡng với 5 nhóm dưỡng chất cơ bản, tăng cường các loại rau, củ quả tươi chứa nhiều Vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa tự nhiên.
Phòng ngừa viêm họng cấp bằng cách bổ sung các loại vitamin và khoáng chất để tăng đề kháng
Tiêm vắc xin phòng bệnh
Trước thời điểm giao mùa, cha mẹ có thể đưa trẻ đi tiêm vắc xin cúm. Điều này sẽ giúp cơ thể trẻ hình thành kháng thể chống lại bệnh khi mắc phải tác nhân gây bệnh thực sự. Đây là biện pháp hiệu quả để phòng tránh cúm mùa, tuy nhiên viêm họng cấp do tác nhân khác vẫn có thể gặp phải.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng viêm họng cấp cũng như cách phòng ngừa viêm họng cấp. Lưu ý rằng nếu tình trạng này kéo dài trên 4 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm hãy đi thăm khám ngay, để có cách điều trị phù hợp hơn.