Viêm phế quản là bệnh lý có nguyên nhân chủ yếu gây ra do virus. Vì vậy, không phải bất kỳ trường hợp nào cũng có thể sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị. Phần lớn người bệnh có thể tự khỏi nếu biết áp dụng cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh. Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Bổ phế Nam Hà nhé!
Mục lục
1. Vì sao không nên lạm dụng kháng sinh chữa viêm phế quản?
Như các bạn cũng biết, thuốc kháng sinh thường được chỉ định sử dụng để ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Các loại thuốc này thường không có tác dụng cho những trường hợp mắc bệnh nguyên nhân do virus đơn thuần, mà không có hiện tượng bị bội nhiễm vi khuẩn kèm theo.
Thực tế, có đến 80-90% các trường hợp bệnh nhân mắc viêm phế quản do virus hợp bào hô hấp RSV gây nên. Do đó, người bệnh có thể hoàn toàn tự khỏi mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh.
Việc lạm dụng thuốc kháng sinh để điều trị viêm phế quản cấp hay mãn tính không làm cho hiệu quả điều trị bệnh tăng cao. Không những vậy, khi lạm dụng thuốc sẽ có thể kéo theo nhiều yếu tố nguy cơ khác như tăng tính kháng thuốc của vi khuẩn, tăng nguy cơ tương tác thuốc, gây ra nhiều tác dụng phụ khác…

Chính vì vậy, người bệnh nên tích cực áp dụng các cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh. Tuy nhiên, trường hợp được xem xét sử dụng kháng sinh nếu có một số dấu hiệu sau đây:
- Tình trạng ho kéo dài trên 7 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã dùng các biện pháp điều trị.
- Bị viêm phế quản khạc ra đờm mủ, đờm xanh, vàng… là những dấu hiệu của tình trạng bị bội nhiễm vi khuẩn.
- Người bị viêm phế quản kèm theo các bệnh lý mãn tính khác như suy tim, đái tháo đường…
2. Top 7 cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh
Nếu không xuất hiện những dấu hiện trên, thì bạn hoàn toàn có thể áp dụng 7 cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh dưới đây:
2.1. Uống nhiều nước
Cung cấp đủ lượng nước, đặc biệt là nước lọc ấm cho cơ thể là cách chữa viêm phế quản không cần dùng kháng sinh rất hiệu quả giúp làm loãng đờm, giảm các triệu chứng viêm phế quản hiệu quả. Người bệnh viêm phế quản nếu cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể sẽ có tác dụng:
- Giúp cơ thể không bị mất nước.
- Làm loãng độ đặc của đờm và dịch nhầy ở cổ họng.
- Giúp làm loãng chất nhầy ở mũi.
- Giữ cho cổ họng luôn ẩm, cũng như làm bớt sự khó chịu.

Dù có bị viêm phế quản hay không thì mỗi ngày bạn cũng nên uống ít nhất 2 lít nước, bao gồm là nước rau, nước hoa quả, nước canh. Nhưng tốt nhất là nên uống nước lọc ấm, không nên uống nước lạnh để tránh tình trạng viêm họng khiến bệnh viêm phế quản nặng hơn.
2.2. Vệ sinh mũi họng giúp giảm triệu chứng viêm phế quản
Vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày là cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh giúp người bệnh dịu nhanh các triệu chứng viêm mũi, giúp long đờm, giảm cảm giác nghẹt mũi.
2.3. Dừng hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động
Khói thuốc lá chứa hơn 1000 phân tử oxy hoá, vì vậy khói thuốc lá đã được chứng minh gây tổn thương lên phổi bằng cách làm giảm chất chống oxy hóa nội sinh, cũng như các chất chống oxy hoá khác. Hút thuốc lá sẽ thu hút các tế bào đến phổi, từ đó tăng phản ứng viêm.
Không những vậy, hút thuốc cũng làm kích thích các tế bào giải phóng elastase, khiến cho các sợi chun trong mô phổi bị phá vỡ. Điều này sẽ làm giảm tác dụng duy trì chức năng phổi ở trạng thái bình thường. Nếu các enzyme lactase xuất hiện ở phổi có thể sẽ phá vỡ elastin, cũng như phá huỷ đường dẫn khí cùng phế nang và gây ra xơ hoá đường thở.

Không hút thuốc chủ động và thụ động là cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh tốt nhất, đồng thời giảm thiểu nguy cơ, làm chậm quá trình tiến triển của các tổn thương ở phổi. Hơn thế, còn giúp ngăn ngừa bệnh lý viêm phế quản nặng hơn.
2.4. Hít thở không khí ẩm và ấm từ máy tạo không khí
Cách hít thở không khí ẩm và ấm sẽ giúp người bệnh dịu cơn ho, giảm chất nhầy trong đường thở của người bệnh. Tuy nhiên, sử dụng máy tạo ẩm bạn cần phải thường xuyên vệ sinh theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Vì trong máy có thể chứa vi khuẩn, nấm gây hại tới hệ hô hấp nếu không được làm sạch.
2.5. Tập thể dục nâng cao sức đề kháng
Đều đặn tập thể dục thể thao giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể, giúp cho lá phổi hoạt động tốt trong quá trình tim hoạt động, cơ bắp cũng cần nhiều oxy nên làm tăng nhu cầu lấy không khí ở phổi.
Tập thể dục thường xuyên giúp quá trình sử dụng oxy sẽ hiệu quả hơn, dễ thở hơn và hỗ trợ hô hấp hoạt động tốt hơn. Nhờ vậy mà những người bị viêm phế quản tập thể dục sẽ giảm nhanh các triệu chứng như thở khò khè, khó thở.
Người bệnh nên lựa chọn các môn thể thao phù hợp để tập, đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn cách tập phù hợp nhất với sức khỏe của bản thân, không nên tập quá sức của mình.
2.6. Ăn đủ dinh dưỡng giúp chữa viêm phế quản
Một cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh nữa mà người bệnh không thể bỏ qua đó là có một chế độ ăn đủ dinh dưỡng, cân bằng và lành mạnh như sau:
- Cần bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ từ rau xanh và trái cây tươi.
- Thêm ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt vào chế độ ăn.
- Nên ăn thịt từ gia cầm và cá.
- Bổ sung các loại đậu để bổ sung protein.
- Sử dụng các loại sữa từ thực vật, sữa ít chất béo.
- Ăn nhạt, hạn chế đường, cholesterol.

Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng đúng cách, người bệnh viêm phế quản cũng cần tránh những thực phẩm sau:
- Tránh những thức ăn chứa nhiều đường, đồ uống có gas.
- Hạn chế ăn thịt đỏ, thay vào đó nên sử dụng các loại thực phẩm từ cá như cá thu, cá hồi, cá mòi…
- Những thực phẩm chiên xào, dầu mỡ, chứa nhiều gia vị, chứa nhiều sữa, chất béo, phô mai… sẽ gây chướng bụng, đầy hơi khiến cho người bị viêm phế quản khó thở hơn.
- Trong thời gian bị viêm phế quản bạn nên tránh sữa và các chế phẩm từ sữa vì có thể tăng sản xuất chất nhầy khiến đờm đặc hơn, gây kích ứng cho người bệnh.
Để hiểu rõ hơn về dinh dưỡng cho người bệnh viêm phế quản, người bệnh có thể tham khảo thêm các bài viết:
2.7. Cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh bằng các loại thảo dược tự nhiên
Một cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh nữa mà người bệnh có thể tham khảo đó là sử dụng các loại thảo dược tự nhiên an toàn và hiệu quả trong việc giảm nhẹ triệu chứng cho người bệnh viêm phế quản. Các bài thuốc chữa viêm phế quản từ thảo dược tự nhiên thường lành tính, ít gây tác dụng phụ cho người bệnh nên được lưu truyền sử dụng từ xa xưa, chứng minh hiệu quả đối với nhiều người bệnh.
Cam thảo
Cam thảo có tác dụng rất tốt để trị ho, chống viêm và dị ứng. Theo Đông y, cam thảo có vị ngọt, tính bình có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, bổ tỳ vị, lợi khí huyết, chỉ khát,… chuyên trị đau họng, viêm họng, tốt cho người bệnh viêm phế quản.
Theo Y học hiện đại, thành phần của cam thảo có chứa hơn 300 loại hợp chất khác nhau, đặc biệt là hoạt chất Axit Glycyrrhizic giúp ức chế vi khuẩn, kháng viêm, kháng khuẩn, làm lành các vết tổn tương ở niêm mạc họng, thành phế quản.
Gừng
Sử dụng bài thuốc từ gừng là cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh rất hiệu quả, được nhiều người sử dụng. Gừng có vị cay, tính ấm, quy vào kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng chống viêm, tăng cường hề miễn dịch giúp cơ thể đào thải các tác nhân gây bệnh ra khỏi hệ hô hấp.

Khi bị viêm phế quản, chỉ cần thêm 2 – 3 lát gừng mỏng vào 1 ly nước sôi, cho thêm 1 thìa mật ong, khấy đều và uống ngày 2 – 3 lần sẽ thấy các triệu chứng của bệnh viêm phế quản giảm nhẹ.
Tỏi
Tỏi không chỉ là gia vị được dùng trong các bữa ăn hàng ngày mà nó còn là dược liệu quý, dùng trong bài thuốc chữa viêm phế quản không cần dùng kháng sinh.
Theo Y học, tỏi có khả năng ức chế sự phát triển của virus gây bệnh viêm phế quản rất tốt. Người bệnh có thể sử dụng trực tiếp tỏi tươi hoặc ngâm tỏi với mật ong rồi pha với nước sôi để uống hàng ngày sẽ thấy bệnh viêm phế quản giảm hẳn sau khoảng 5 – 7 ngày.
2.8. Dùng thuốc giảm nhẹ triệu chứng
Trong cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh, bác sĩ vẫn có thể chỉ định một số nhóm thuốc nhất định giúp giảm nhẹ triệu chứng cho người bệnh. Đây là những nhóm thuốc Những nhóm thuốc này đều là các loại tBạn có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc không kê đơn giúp giảm nhẹ triệu chứng bao gồm:
- Thuốc giảm ho: Các loại thuốc ho không kê đơn hoặc từ thảo dược giúp bạn ngăn chặn các triệu chứng ho, làm dịu cổ họng, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
- Thuốc long đờm: Các loại thuốc long đờm có chữa guaifenesin – thành phần trong thuốc cảm không kê đơn sẽ giúp lỏng chất nhầy, loãng đờm hiệu quả.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Có thể sử dụng một số loại thuốc giúp giảm đau nhức toàn thân, hạ sốt cho viêm phế quản phù hợp với đối tượng sử dụng theo quy định.
- Thuốc steroid: Trường hợp có một số bệnh nhân bị hen suyễn, dị ứng, mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thì có thể cần dùng đến các loại thuốc steroid để mở rộng đường thở và giảm viêm.
Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn 8 cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh. Hy vọng rằng qua đây các bạn đã biết cách để bệnh viêm phế quản nhanh khỏi, ngăn ngừa bệnh tái phát và có một sức khỏe tốt nhất. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm về các thông tin khác dành cho người bệnh viêm phế quản tại website: https://bophenamha.vn/