Trẻ nhỏ thường có sức đề kháng kém, khả năng miễn dịch còn yếu, do đó cần nhận được quan tâm chăm sóc đặc biệt hơn. Nếu không chăm sóc cẩn thận mà để các yếu tố bên ngoài tấn công và gây bệnh, thì tình trạng trẻ bị ho, viêm họng thường xuyên xảy ra. Qua bài viết này, chúng tôi muốn thông tin đến cha mẹ cách chăm sóc khi trẻ bị viêm họng.
Mục lục
1. Cách chăm sóc khi trẻ bị viêm họng
Trẻ bị viêm họng là căn bệnh khá thường gặp, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ dễ tiến triển nặng hơn gây viêm tai giữa, viêm phế quản… Bởi vậy, cha mẹ cần lưu ý và nhanh chóng đưa bé đi viện nếu triệu chứng viêm đau họng, sốt mấy ngày chưa có dấu hiệu đỡ. Bên cạnh đó, việc chăm sóc khi trẻ bị viêm họng cũng rất quan trọng.
Chăm sóc trẻ bị viêm họng rất quan trọng
Xem thêm:
1.1. Chăm sóc khi trẻ bị viêm họng như thế nào?
Khi bị viêm họng, trẻ thường cảm thấy mệt mỏi, hay quấy khóc và biếng ăn. Lúc này, cha mẹ không nên quá lo lắng, hãy tìm hiểu và chăm sóc bé thật cẩn thận nhé!
– Khi viêm họng, trẻ cần được nghỉ ngơi, thư giãn để cơ thể được thoải mái, giảm tình trạng mệt mỏi, uể oải, quấy khóc của trẻ.
– Cha mẹ nên giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là ở những bộ phận như cổ, bàn chân, bàn tay.
– Dinh dưỡng trong thời điểm này rất quan trọng đối với sức khoẻ của trẻ. Để tăng sức đề kháng, cha mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều vitamin C và kẽm, đây là những chất dinh dưỡng giúp cải thiện tình trạng đau họng và nâng cao hệ miễn dịch của trẻ như cam, quýt, chanh, xoài…
Với cách chăm sóc và chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, sẽ giúp tình trạng viêm họng ở trẻ nhanh chóng được giải quyết. Cha mẹ lưu ý không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh cho con để điều trị. Hãy đưa trẻ đi khám và thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ.
1.2. Bí quyết phòng tránh tình trạng trẻ bị viêm họng
Trẻ ốm vặt hay viêm họng là điều mà không bậc cha mẹ nào mong muốn, điều này vừa ảnh hưởng đến sức khoẻ của con, vừa khiến cả gia đình lo lắng. Để phòng tránh nguy cơ viêm họng ở trẻ, cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc và vệ sinh đường hô hấp cho trẻ sạch sẽ.
Tạo cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên
– Đánh răng, súc miệng hàng ngày: Đây là một trong những cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả.
– Hạn chế tiếp xúc bụi bẩn: Môi trường ô nhiễm làm cho trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm bệnh và viêm họng. Khi đi ngoài đường, cha mẹ hãy trang bị khẩu trang cho trẻ để hạn chế tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn, khói xe, ô nhiễm không khí.
– Thói quen rửa tay: Cha mẹ nên rèn cho con thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh, giúp ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm.
– Không ăn đồ quá lạnh: Để hạn chế tình trạng viêm họng ở trẻ, cha mẹ nên lưu ý không cho trẻ ăn hay uống nhiều đồ lạnh hoặc để nhiệt độ điều hoà quá thấp.
2. Triệu chứng khi trẻ bị viêm họng
Trẻ nhỏ rất dễ bị ốm vặt, chính vì vậy cha mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu triệu chứng dưới đây để nhận biết.
2.1. Ho, ngạt mũi
Ho, ngứa rát họng, ngạt mũi là triệu chứng đặc trưng nhất khi trẻ bị viêm họng. Thường trẻ sẽ bị ho khan hoặc ho đờm theo từng cơn. Lúc này, cha mẹ sẽ cảm thấy lo lắng và sốt ruột.
Đặc biệt, khi trẻ bị viêm họng, cổ họng của con đau khi nuốt, bởi vậy trẻ sẽ ăn uống kém đi, thường xuyên bỏ bữa, biếng ăn và có dấu hiệu sụt cân nhanh.
Bên cạnh đó, do vị ngạt mũi, khó thở nên con chỉ có thể bằng miệng. Điều này làm ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của bé, thay vì chơi đùa thì con hay quấy khóc và khó ngủ.
Nếu tình trạng kéo dài 3 ngày, không có dấu hiệu thuyên giảm, cha mẹ nên đưa con đi khám sớm.
Ho là triệu chứng khi trẻ bị viêm họng
2.2. Sốt
Khi trẻ bị viêm họng, triệu chứng kèm theo có thể là sốt cao. Tình trạng này cha mẹ không thể chủ quan được, hãy nhanh chóng hạ sốt cho trẻ, sau đó đưa trẻ đi khám, tránh để sốt quá cao xảy ra hiện tượng co giật. Lúc sốt cao, trẻ thường cảm thấy mệt mỏi uể oải và không chơi đùa.
1.3. Nổi hạch
Ngoài những dấu hiệu trên, khi trẻ bị viêm họng còn hay xuất hiện hạch trên cổ. Đó chính là hạch có khả năng viêm, sưng và di động, khi ấn vào có cảm giác đau khiến trẻ cảm thấy khó chịu.
Để xác định được chính xác tình trạng bệnh của con, cha mẹ theo dõi con cẩn thận và đi khám ngay nếu triệu chứng ngày càng nặng. Quan trọng là không nên tự ý sử dụng thuốc cho con khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Nhìn chung, nếu biết cách chăm sóc trẻ bị viêm họng, thì sức khoẻ của con sẽ hồi phục nhanh chóng và không quá nghiêm trọng. Trong trường hợp triệu chứng bệnh kéo dài và có dấu hiệu nặng hơn, cha mẹ nên đưa bé đi khám nhé!