Viêm họng là tình trạng viêm ở hầu họng. Bệnh thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, mỗi đối tượng có triệu chứng và cách có điều trị riêng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về bệnh viêm họng ở người lớn.
Mục lục
1. Viêm họng ở người lớn thông tin tổng quan
Viêm họng ở người lớn điển hình với các triệu chứng đau, sưng, nóng đỏ họng. Bệnh gồm 2 thể là viêm họng cấp tính và viêm họng mạn tính.
1.1. Biểu hiện bệnh viêm họng ở người lớn
Viêm họng là bệnh hô hấp thường gặp, đặc biệt khi giao mùa khiến người bệnh cảm thấy đau mỗi khi nuốt. Viêm họng ở người lớn chủ yếu do virus và vi khuẩn gây nên. Bệnh nếu không được điều trị sớm và kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe vòm họng, viêm phế quản….
Viêm họng ở người lớn đặc trưng bởi các triệu chứng:
- Người bệnh bị đau họng, rát họng, đau nhói lên tai khi nuốt.
- Sốt 38 – 39 độ về chiều và đêm, nhưng cũng có thể sốt cao hơn kèm theo cảm giác ớn lạnh, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, mệt mỏi, chán ăn.
- Người bệnh bị ho, ho khan hoặc ho có đờm thành từng cơn.
- Một số trường hợp người bệnh có thể bị viêm tấy hạch vùng cổ, sưng đau.

Do triệu chứng viêm họng phụ thuộc vào nguyên nhân, do đó tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà viêm họng ở người lớn có thể có thêm một số triệu chứng khác như sưng amidan, viêm gan, sưng lá lách,…
1.2. Phân loại viêm họng ở người lớn
Tùy theo tình trạng và mức độ bệnh, viêm họng ở người lớn được chia thành 2 loại là viêm họng cấp tính và viêm họng mạn tính.
- Viêm họng cấp tính: Thường xảy ra trong 5 – 7 ngày rồi thuyên giảm. Bệnh không gây nguy hiểm và không để lại biến chứng.
- Viêm họng mạn tính: Thường kéo dài trên 3 tháng do viêm họng cấp không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách.Viêm họng mạn tính để lại nhiều biến chứng như viêm phổi, áp xe vòm họng,.. cho người bệnh.
2. Nguyên nhân viêm họng ở người lớn
Viêm họng ở người lớn chủ yếu do virus và vi khuẩn gây nên, trong đó virus chiếm từ 60 – 80% nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra một số yếu tố khác như khói bụi, ô nhiễm môi trường, bệnh lý đi kèm cũng là tác nhân gây nên bệnh.
Nguyên nhân gây viêm họng ở người lớn
- Do virus, vi khuẩn: Đây là nguyên nhân chính gây viêm họng ở người lớn. Virus cúm, sởi, đậu mùa, mononucleosis, … hay các vi khuẩn Streptococcus pyogenes, Streptococcus nhóm A là những tác nhân gây bệnh.
- Dị ứng: Dị ứng gia vị, phấn hoa hay nấm bụi là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus tấn công khiến người bệnh dễ bị viêm họng hơn bình thường.
- Không khí khô hanh: Không khí bí và nóng có thể khiến cổ họng bị khô rát làm bạn cảm thấy khó chịu, ngứa đặc biệt vào buổi sáng khi ngủ dậy. Ngoài ra, việc hít thở thường xuyên bằng miệng khi bị nghẹt mũi cũng có thể gây đau họng.
- Cơ cổ họng bị căng: Nói chuyện hay la hét trong một thời gian dài khiến cơ trong cổ họng bị căng thẳng, gây đau và dẫn đến viêm.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Bệnh GERD đặc trưng bởi cảm giác nóng ở ngực do acid dạ dày, pepsin, dịch mật trào ngược. Các chất này trào ngược lên cổ họng gây kích ứng, khó chịu tại họng, lâu ngày có thể khiến họng bị tổn thương và gây viêm. Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những nguyên nhân gây viêm họng
- Bị lây bệnh từ người khác: Việc tiếp xúc gần hoặc dùng chung đồ với người bị bệnh khiến virus, vi khuẩn tấn công và khiến bạn dễ bị bệnh hơn bình thường.

3. Cách làm giảm triệu chứng viêm họng ở người lớn
Sử dụng thuốc, áp dụng các biện pháp dân gian hoặc các biện pháp bảo vệ cơ thể là những cách làm giảm triệu chứng viêm họng ở người lớn hiệu quả.
3.1. Sử dụng thuốc Tây y trị viêm họng ở người lớn
Viêm họng cấp có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày, do vậy không nên lạm dụng thuốc, đặc biệt là với thuốc kháng sinh và chỉ nên dùng thuốc điều trị nếu có sự chỉ định của bác sĩ. Thuốc giảm đau như Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen,.., thường được dùng trong viêm họng cấp để giảm đau, hạ sốt.

Với viêm họng mạn, do tình trạng kéo dài nên bác sĩ sẽ chỉ định thêm thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Một số thuốc kháng sinh thường dùng như Amoxicillin, Cephalexin, Penicillin, Erythromycin,…
3.2. Sử dụng các phương pháp dân gian
Các biện pháp dân gian được cho là đơn giản, lành tính và đem lại hiệu quả không kém thuốc Tây y. Với các trường hợp mới chớm bị, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian dưới đây.
3.2.1. Chữa viêm họng ở người lớn bằng tỏi
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, tỏi chứa lượng lớn allicin giúp tiêu diệt virus và vi khuẩn gây bệnh viêm họng, tiêu viêm và kháng khuẩn hiệu quả.
Chuẩn bị: 4 tép tỏi sống, 1 cốc sữa nóng.
Thực hiện:
- Tỏi rửa sạch, giã nát rồi cho vào sữa nóng hãm trong 15 phút.
- Lọc lấy nước và để yên 30 phút rồi uống. Nên dùng 2 – 3 cốc sữa tỏi mỗi ngày.

3.2.2. Chữa viêm họng ở người lớn bằng gừng
Theo y học hiện đại, gừng giàu Gingerol – chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng chống viêm và giảm đau, ức chế sự phát triển của một số virus, vi khuẩn và nấm gây viêm nướu, viêm nha chu và virus gây bệnh đường hô hấp. Vì vậy, chữa viêm họng ở người lớn bằng gừng rất hiệu quả.
Chuẩn bị: 100g gừng tươi, mật ong, hũ thủy tinh
Thực hiện:
- Gừng đem cạo vỏ, rửa sạch, giã nát hoặc thái chỉ rồi xếp vào hũ thủy tinh.
- Đổ mật ong vào ngập gừng sau đó đậy nắp ngâm khoảng 3 tuần, mỗi khi bị viêm họng, uống ngày từ 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 5ml (có thể pha với nước ấm) bệnh sẽ thuyên giảm.

3.2.3. Chữa viêm họng ở người lớn bằng quất và mật ong
Theo Đông y, mật ong có vị ngọt, tính ấm giúp giảm ngứa và làm dịu vùng niêm mạc họng. Quất chứa nhiều flavonoid, vitamin C, tinh dầu và đặc biệt là proanthocyanidins giúp ức chế các virus, vi khuẩn gây bệnh, tăng cường sức đề kháng và giúp long đờm hiệu quả.
Chuẩn bị: 500g quất chín, 250mL mật ong nguyên chất, lọ thủy tinh.
Thực hiện:
- Ngâm quất trong nước muối, rửa sạch, để ráo và thái mỏng.
- Cho quất vào lọ thủy tinh, cứ một lớp quất lại phủ một lớp mật ong. Làm như vậy cho đến hết.
- Ngâm trong 15 ngày là có thể dùng được. Uống mỗi ngày 2 – 3 lần trong 3 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm.
3.5. Tăng cường sức đề kháng
Sức đề kháng giúp cơ thể phòng chống các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Sức đề kháng càng cao cơ thể càng được bảo vệ tốt. Do vậy, tăng cường sức đề kháng ở người bị viêm họng là rất cần thiết.
Người bệnh viêm họng nên:
- Bổ sung đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
- Tăng cường ăn rau xanh và hoa quả giàu vitamin: Bông cải xanh, trái cây họ cam quýt, hạnh nhân, sữa chua, đu đủ,…
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao.
- Thường xuyên súc họng miệng bằng nước muối ấm.

3.4. Giữ ấm cơ thể, cổ họng
Nhiễm lạnh khiến đề kháng của cơ thể giảm sút và khiến bệnh viêm họng trở nên trầm trọng hơn. Chính vì vậy, việc giữ ấm cơ thể, đặc biệt là cổ họng hết sức quan trọng.
Nếu bạn cần ra ngoài, hãy chú ý mặc ấm, quàng khăn và đeo khẩu trang để bảo vệ cơ thể nhé.
4. Cách phòng viêm họng ở người lớn
Bệnh viêm họng có thể tái đi tái lại nhiều lần, đặc biệt là khi giao mùa và trời chuyển lạnh. Do đó, để bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm bệnh và hạn chế dùng thuốc thì việc phòng viêm họng ở người lớn là rất cần thiết.
Người bệnh nên áp dụng các biện pháp dưới đây để phòng bệnh viêm họng:
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng, súc họng, miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc họng miệng chuyên dụng ngày 2 lần để làm sạch khoang miệng và sát khuẩn.
- Mang khẩu trang khi ra ngoài hoặc ở những nơi đông người, nơi bụi bẩn, ô nhiễm.
- Tránh tiếp xúc hoặc dùng chung đồ với người bị bệnh.
- Giữ ấm cơ thể, nhất là vào thời điểm giao mùa, khi trời trở lạnh. Có thể dùng các loại trà gừng, tỏi hay quế để làm ấm cơ thể.
- Xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng, tăng cường bổ sung các loại rau xanh, hoa quả giàu vitamin để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức về bệnh viêm họng ở người lớn. Phòng tránh mắc bệnh là điều cần thiết với bất cứ ai, đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa. Áp dụng ngay các biện pháp phòng bệnh trên để bảo vệ cơ thể bạn nhé.