Viêm họng hạt có mủ là bệnh lý đường hô hấp phổ biến. Viêm họng hạt mủ nếu không được điều trị sớm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh. Trong bài viết dưới đây, Bổ Phế Nam Hà sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn sớm nhận biết bệnh và cách cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
Mục lục
Tổng quan bệnh viêm họng hạt có mủ
Viêm họng hạt có mủ là bệnh gì?
Viêm họng hạt có mủ là một trường hợp của bệnh viêm họng mãn tính thể nặng khi không được điều trị kịp thời. Khi bị viêm họng hạt mủ, các lympho trên thành cổ họng sẽ sưng lên, mất khả năng chống lại và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Lympho bị sưng kết hợp với các chất cặn bã trong cổ họng hình thành lên ổ dịch và các hạt có chứa chất dịch màu trắng đục ,mùi hôi khó chịu. Chất dịch này còn được gọi là mủ.

Bệnh viêm họng hạt mủ là bệnh lý có thể gặp ở mọi đối tượng kể cả người lớn và trẻ nhỏ, đặc biệt gặp nhiều ở những người có hệ miễn dịch kém. Bệnh có diễn biến âm thầm, dễ tái phát và khó chữa dứt điểm gây nên phiền toái cho nhiều người.
Bệnh viêm họng hạt có mủ có nguy hiểm không?
Viêm họng hạt có mủ là thể bệnh khá nghiêm trọng, nếu không chữa trị có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Một số biến chứng điển hình có thể kể đến như:
- Áp xe họng: Nếu tình trạng viêm họng hạt có mủ kéo dài mà không được ddieuf trị sẽ gây ra tình trạng áp xe họng khiến người bệnh bị đau rát cổ họng dữ dội, không thể nuốt nước bọt, đau cơ hàm, đau tai, khó thở,…
- Viêm phổi: Dịch mủ ở các ổ nhiễm khuẩn tại vùng họng lâu dần sẽ lan xuống cuống phổi và nhu mô phổi gây nên bệnh viêm phổi cho người bệnh.
- Viêm tấy xung quanh amidan: Viêm họng hạt có mủ có thể gây biến chứng viêm tấy xung quanh amidan, 2 bên amidan sẽ sưng tấy, nóng đỏ, há miệng khó khăn.
- Ung thư vòm họng: Đây là biến chứng nặng nhất nếu bệnh viêm họng hạt có mủ không được điều trị dứt điểm.
- Biến chứng khác: Ngoài các biến chứng kể trên, người bệnh viêm họng hạt mủ còn gặp các biến chứng như viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm cầu thận, thấp tim, thấp khớp,…

Bệnh viêm họng hạt có mủ có lây không?
Theo các bác sĩ thuộc chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, bệnh viêm họng hạt có mủ hoàn toàn có thể lây nhiễm trực tiếp từ người sang người thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết đường hô hấp như nước bọt, nước mũi,… của người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh viêm họng hạt mủ còn có thể lây do dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như khăn mặt, bát đũa,…
Nguyên nhân gây ra viêm họng hạt có mủ
Viêm họng hạt có mủ là bệnh gây ra chủ yếu bởi các loại virus và một số loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và phát triển khi cơ thể có hệ miễn dịch suy yếu, sức đề kháng kém. Virus và vi khuẩn gây viêm họng hạt có mủ tấn công vào cơ thể theo nhiều con đường khác nhau để cư trú và sinh sôi. Các con đường chính khiến virus, vi khuẩn gây bệnh viêm họng hạt bao gồm:
- Viêm họng lâu ngày không điều trị dứt điểm: Người bị viêm họng, nếu để lâu ngày không điều trị dứt điểm có thể dẫn đến viêm họng mãn tính, viêm họng hạt có mủ.
- Viêm xoang mãn tính khiến dịch mủ xoang chảy xuống cổ họng, gây tắc nghẽn tại đây, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển dẫn đến viêm họng hạt có mủ.
- Do không chăm sóc, vệ sinh răng miệng vệ sinh vòm họng khiến vi khuẩn tích tụ gây bệnh.
- Người thường xuyên sinh sống trong môi trường khói bụi, ô nhiễm, thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá cũng có nguy cơ cao bị viêm họng hạt có mủ.
- Do lây nhiễm trực tiếp do tiếp xúc với người đang mang bệnh hoặc dùng chung đồ cá nhân với người bệnh.
- Ngoài ra những đang bị các bệnh về dạ dày như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản cũng có nguy cơ bị viêm họng hạt có mủ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm họng hạt có mủ
Khi bị viêm họng hạt có mủ, người bệnh sẽ có những biểu hiện tương đối giống với các triệu chứng của các bệnh đường hô hấp khác như viêm amidan, viêm họng cấp. Các triệu chứng điển hình khi bị viêm họng hạt có mủ gồm:
- Cảm giác cổ họng bị vướng, họng bị ngứa ngáy, đau nhức âm ỉ kéo dài, cảm giác đau nhiều hơn khi nuốt nước bọt hoặc nói chuyện.
- Người bệnh cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đau nhức khắp người, đau đầu, ù tai, có thể kèm theo sốt nhẹ đến vừa (khoảng 38 – 39 độ C).
- Thường xuyên bị ho khan, ho có đờm, đặc biệt là ho nhiều vào sáng sớm. Tình trạng ho kéo dài, người bệnh có thể bị khản tiếng.
- Cổ họng người bệnh thường bị sưng tấy, bầm đỏ. Trên thành họng có nhiều hạt trắng li ti kích thước khác nhau, hạt trắng có chứa mủ, mùi hôi, gây cảm giác cộm, vướng víu trong họng.
- Hơi thở luôn có mùi hôi dù đã vệ sinh răng miệng súc họng miệng sạch sẽ.

Một số triệu chứng của bệnh viêm họng hạt có mủ rất dễ nhầm với triệu chứng của các bệnh lý đường hô hấp khác như viêm amidan, viêm họng thông thường. Do đó khi thấy các triệu chứng kể trên, để biết chính xác mình có bị viêm họng hạt mủ hay không, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám điều trị.
Cách điều trị bệnh viêm họng hạt có mủ
Bệnh viêm họng hạt có mủ nếu không được chăm sóc và điều trị đúng có thể sẽ diễn tiến nặng, gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Khi bị viêm họng hạt mủ, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán và chữa trị, không nên tự ý dùng bất kỳ phương pháp điều trị nào mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Hiện nay điều trị bệnh viêm họng hạt có mủ thường bằng 2 phương pháp là Đông y hoặc Tây y. Tùy từng hoàn cảnh, tình trạng bệnh mà người bệnh có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị cho phù hợp. Tuy nhiên trước khi áp dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Chữa viêm họng hạt có mủ bằng Tây y
Phương pháp Tây y chữa viêm họng hạt có mủ sẽ chủ yếu tập trung vào điều trị triệu chứng của bệnh. Tùy theo mức độ nhẹ hay nặng của các triệu chứng mà bác sĩ sẽ chỉ định lựa chọn loại thuốc Tây phù hợp để lên phác đồ điều trị cho bệnh nhân.

Nhóm thuốc thường được chỉ định bao gồm:
- Nhóm thuốc chống viêm: Có tác dụng giảm các triệu chứng sưng viêm do nổi hạt có mủ, giảm triệu chứng đau rát cổ họng cho người bệnh. Nhóm thuốc này gồm huốc chống viêm steroid (Dexamethasone, Betamethasone, Prednisolon, Methylprednisolon…) và thuốc chống viêm NSAID (Ibuprofen, Paracetamol, Aspirin…)
- Nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau: Khi bị viêm họng hạt có mủ, người bệnh có thể bị sốt nhẹ hoặc vừa, khi đó sẽ được kê thuốc hạ sốt, giảm đau. Thường sẽ dùng Paracetamol, Ibuprofen…. cho trường hợp sốt trên 38,5 độ.
- Nhóm thuốc chống dị ứng: Có tác dụng làm giảm phù nề, làm dịu cổ họng, dịu các cơn ho.
- Thuốc giảm ho: Thường dùng Terpin codein hoặc Dextromethorphan, Neo Codion, Pholcodin…
- Thuốc long đờm: Thường dùng N- Acetylcystein, Bromhexin, Ambroxol, Carbocistein…
- Thuốc dạ dày: Được chỉ định dùng nếu nguyên nhân gây bệnh là do viêm loét dạ dày, tá tràng hoặc trào ngược thực quản.
- Thuốc kháng sinh: Thường sử dụng kháng sinh trong các nhóm Beta lactam, Cephalosporin, Macrolid…
Tất cả các nhóm thuốc trên khi sử dụng cần tuân thủ chỉ định và phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý sử dụng có thể sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khiến bệnh trở nặng hơn.
Chữa viêm họng hạt có mủ theo Đông Y
Ngoài cách chữa bằng Tây y, các phương pháp chữa viêm họng hạt có mủ bằng Đông y cũng được nhiều người áp dụng và đánh giá hiệu quả cao. Một số bài thuốc Đông y có thể tham khảo:
- Bài thuốc từ lá tía tô và rượu gạo: Chuẩn bị khoảng 100g lá tía tô, rửa sạch, sao khô, tán bột, ngâm với 1 lít rượu gạo trong khoảng 7 ngày. Khi bị viêm họng hạt có mủ, chắt lấy nước uống ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 5ml.
- Bài thuốc từ chanh và mật ong: Cho 1 – 2 thìa cafe mật ong nguyên chất và 1 thìa nước cốt chanh vào chén trà nóng, khuấy đều tay cho mật ong tan hết. Ngày uống 2 lần vào buổi sáng, tối, uống khoảng 5-7 ngày sẽ thấy triệu chứng viêm họng hạt có mủ thuyên giảm. Tuy nhiên với những người bị dạ dày, cần thận trọng khi sử dụng.
- Bài thuốc chữa viêm họng hạt từ củ cải trắng: Thay vì uống nước lọc ấm, người bệnh có thể dùng củ cải, luộc lấy nước uống thay nước lọc ấm trong khoảng 3-5 ngày.
- Bài thuốc chữa bệnh từ lá húng chanh: Chuẩn bị 1 nắm lá húng chanh tươi, đạp dập hoặc vò nát, ngâm với muối khoảng 10 phút. Ngậm và nuốt từ từ liên tục trong nhiều tuần sẽ thấy cổ họng dịu và giảm viêm nhiễm hơn.
Các bài thuốc Đông y chỉ phát huy hiệu quả khi bệnh viêm họng hạt có mủ ở giai đoạn đầu, các triệu chứng còn nhẹ và phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người. Người bệnh trước khi áp dụng cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa. Nếu sử dụng trong khoảng 5 ngày mà bệnh không thuyên giảm, cần ngừng sử dụng và đi khám ngay.
Một số lưu ý cho người bệnh viêm họng hạt có mủ
Khi bị viêm họng hạt có mủ, ngoài các phương pháp kể trên, người bệnh cũng cần lưu ý
- Vệ sinh răng miệng, mũi và họng sạch sẽ, tránh tạo môi trường cho vi khuẩn tích tụ và phát triển.
- Các món ăn dành cho người viêm họng hạt có mủ nên chế biến dạng lỏng, dễ nuốt như cháo, súp hoặc nấu thật mềm.
- Người bệnh tuyệt đối không nên ăn đồ lạnh, đặc biệt đồ ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh ra, không uống nước lạnh.
- Lên chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi và tập luyện thể thao nhẹ nhàng.
Viêm họng hạt có mủ là bệnh lý có thể gây nguy hiểm nếu không có phác đồ điều trị đúng và kịp thời. Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và chữa trị. Khi thấy bất kỳ triệu chứng nào của viêm họng hạt mủ, người bệnh nên đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp.